1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Hằng
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 28 / 06 / 1974
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1735/QĐ-ĐT /QĐ-ĐT ngày 22 tháng 12 năm 2011.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian đào tạo 01 năm theo Quyết định số 347/QĐ-ĐHNN, ngày 28 tháng 01 năm 2014.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu lí luận và thực tiễn biên soạn giáo trình tiếng Trung thương mại cho người Việt Nam
8. Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Trung Quốc
9. Mã số: 62140111
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1.PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
2.TS. Hà Lê Kim Anh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu lí luận và thực tiễn biên soạn giáo trình tiếng Trung thương mại cho sinh viên Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu các lí luận liên quan như lí luận về ngôn ngữ, giảng dạy ngôn ngữ, lí luận về phân tích nhu cầu… luận án đã phân tích, đánh giá ưu nhược của các giáo trình tiếng trung thương mại hiện đang sử dụng tại Việt Nam, phân tích nhu cầu của người học, giáo viên và nhà tuyển dụng đối với giáo trình tiếng Trung thương mại, từ đó đưa ra những ý tưởng thiết kế giáo trình tiếng Trung thương mại dành cho người Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị ứng dụng trong công tác nghiên cứu và biên soạn giáo trình, đặc biệt những kết quả điều tra thực tiễn nhu cầu của học sinh Việt Nam sẽ làm căn cứ để biên soạn giáo trình tiếng Trung thương mại dành riêng cho đối tượng học sinh Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu dạy và học tiếng Trung thương mại tại Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Kết quả nghiên cứu của luận án được sử dụng cho những công trình nghiên cứu tiếp theo về giáo trình nói chung và biên soạn giáo trình tiếng Trung thương mại dành cho người Việt Nam nói riêng. Luận án còn có thể phát triển theo hướng đi sâu nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin biên soạn giáo trình tiếng Trung thương mại điện tử.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1)“Ý tưởng biên soạn giáo trình tiếng Trung thương mại cho người Việt”,tạp chí Hán ngữ Quốc tế, ISBN 978-7-5486-0378-8, năm 2012.
(2) “Thực trạng giảng dạy tiếng Trung thương mại và sử dụng giáo trình tiếng Trung thương mại tại Việt Nam”,tạp chí Nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa và phiên dịch, ISBN 978-7-5435-7917-0, năm 2015.
>>>>> Xem thêm bản thông tin tiếng Anh.
|