1. Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐÀO THỊ THU TRANG
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 11/05/1980
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1250/QĐ-ĐHKT, ngày 19 tháng 07 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Quyết định thay đổi tên đề tài số: 3409/QĐ-ĐHKT ngày 31 /07/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN với đề tài “Sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN”
7. Tên đề tài luận án: Sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN”
8. Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
9. Mã số: 62 31 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. NGUYỄN DUY DŨNG
Hướng dẫn 2: GS.TS. PHAN HUY ĐƯỜNG
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Luận án đã đóng góp những giá trị như sau:
Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa các lý luận về hoạt động di chuyển lao động quốc tế nội khối.
- Đưa ra bộ tiêu chí đánh giá về tác động của di chuyển lao động nội khối tới các quốc gia tham gia, các tiêu chí đánh giá mức độ tham gia của các nước thành viên trong di chuyển lao động nội khối, và những nhân tố ảnh hưởng để xác định mức độ tham gia vào di chuyển lao động của các nước thành viên trong một khối kinh tế.
Về mặt thực tiễn:
- Nghiên cứu, đánh giá hệ thống chính sách, thể chế và hợp tác khu vực trong di chuyển lao động nội khối ASEAN.
- Phân tích thực trạng tham gia vào di chuyển lao động nội khối ASEAN của Việt Nam thời gian qua, đánh giá tác động của hoạt động này tới nền kinh tế - xã hội Việt Nam, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng để xác định được mức độ tham gia phù hợp vào di chuyển lao động nội khối ASEAN của Việt Nam. Từ đó, đưa ra nhận định về những vấn đề cần phải giải quyết đối với việc tham gia vào di chuyển lao động nội khối ASEAN.
- Kiến nghị, đề xuất chính sách để Việt Nam tham gia di chuyển lao động nội khối ASEAN phù hợp với bối cảnh trong thời gian tới.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng trong nghiên cứu nhằm đưa ra các chính sách di chuyển lao động của Việt Nam trong nội khối ASEAN, đặc biệt là những chính sách về bảo về quyền lợi và an sinh xã hội cho lao động di cư trong khuôn khổ hợp tác, cùng xây dựng thị trường lao động chung ASEAN.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
14.1. Đào Thị Thu Trang, Đinh Quốc Thắng, Nguyễn Duy Dũng (2014), An sinh xã hội cho lao động di cư ở các nước ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 (168) năm 2014.
14.2. Đào Thị Thu Trang (2015), Đặc điểm thị trường lao động Đông Nam Á trước khi thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 456, tháng 11 năm 2015.
14.3. Đào Thị Thu Trang (2015), Sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số tháng 11(119).
14.4 Đào Thị Thu Trang, Nguyễn Ngọc Lan (2016), “Di chuyển lao động có kỹ năng trong Cộng đồng kinh tế ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5 năm 2016.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|