Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Phạm Hoàng Tú Linh
Tên đề tài luận án: Chính sách đối với Đông Nam Á của chính quyền Tổng thống Barack Obama (2009 - 2016)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PHẠM HOÀNG TÚ LINH

2. Giới tính: Nữ

3.  Ngày sinh: 23/04/1984

4. Nơi sinh: Huế

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh theo Số 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

 7. Tên đề tài luận án: Chính sách đối với Đông Nam Á của chính quyền Tổng thống Barack Obama (2009 - 2016)

8. Chuyên ngành: Đông Nam Á học 

9. Mã số: 62 31 50 10

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Minh

11.Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Trên cơ sở phân tích hệ thống chính sách Đông Nam Á của Mỹ, Luận án góp phần luận giải một cách khoa học và làm rõ bản chất chính sách Đông Nam Á của chính quyền tổng thống Barack Obama trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa.

- Luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học đối với việc đánh giá sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược mới của Mỹ, chiều hướng chiến lược của Mỹ và tác động đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

- Trên cơ sở làm rõ chuyển biến trong tập hợp lực lượng giữa các trung tâm quyền lực lớn trên thế giới, Luận án phân tích thời cơ và thách thức đối với các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và đưa ra những kiến nghị chính sách đối với Việt Nam trong quan hệ với Mỹ và các đối tác lớn khác; làm rõ vai trò, vị trí của Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Mỹ hiện nay.

-  Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về cơ sở hình thành mục tiêu, nội dung và các hướng triển khai chính sách của chính quyền B. Obama đối với Đông Nam Á và đánh giá hệ quả, các tác động của chúng. Đồng thời, Luận án đưa ra một vài gợi ý cho Việt Nam trong quan hệ ứng xử với Mỹ và các bên liên quan.

 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Đóng góp quan trọng nhất về mặt thực tiễn của Luận án là trở thành nguồn tài liệu tham khảo đối với cán bộ công tác trong lĩnh vực đối ngoại, quốc phòng an ninh và làm nguồn tư liệu cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của sinh viên chuyên ngành chính trị, lịch sử quan hệ quốc tế và quan hệ quốc tế.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu theo hướng chính sách đối với Đông Nam Á thời kỳ hậu Obama.

- Nghiên cứu theo hướng chính sách đối ngoại của chính quyền tổng thống Mỹ mới đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng.

 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Phạm Hoàng Tú Linh (2013), “Văn hóa Đông Nam Á trên con đường hội nhập và phát triển”, Tạp chí Quản lý giáo dục (5), tr. 30-33.

2. Phạm Hoàng Tú Linh (2014), “Thực chất chính sách xoay trục hướng về Đông Nam Á của Chính quyền Barack Obama: Nguyên nhân, nội hàm và tác động”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 578-591.

3. Phạm Hoàng Tú Linh (2015), “Chiến lược triển khai “sức mạnh mềm” của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á dưới thời chính quyền Barack Obama”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á (1), tr. 46-52.

4. Phạm Hoàng Tú Linh (2015), “Chính sách giáo dục đại học của Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay”, Tạp chí Quản lý giáo dục (4), tr. 110-113.

5. Phạm Hoàng Tú Linh (2015), “Chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ ở Đông Nam Á dưới thời chính quyền Barack Obama”, Journal of science of HNUE Vol. 60 (5), tr. 99-106.

6. Phạm Hoàng Tú Linh (2015), “Chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama từ góc nhìn lý thuyết”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2015, tr. 162-175.

7.  Phạm Hoàng Tú Linh (2015), “Vai trò của Mỹ đối với kinh tế ở khu vực Đông Nam Á dưới thời Tổng thống Barack Obama”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Sự điều chỉnh kinh tế sau khủng hoảng tài chính 2008: những kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách”, Khoa Quốc tế, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 93-108.

8. Pham Hoang Tu Linh (2016), “United States factors in the Trans Pacific Partnership (TPP)”, Journal of Social Sciences and Humanities,Vol 2 (2), pp. 222 - 232.

 >>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   |