1. Họ và tên NCS: Hoàng Văn Tuyên
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 01-11-1973
4. Nơi sinh: Kiến Xương-Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Việt Nam.
8. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Quân và PGS.TS.Mai Hà
9. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Về cách tiếp cận: Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống đổi mới.
- Về khía cạnh lý thuyết: Luận án đã xây dựng mô hình đổi mới “động” (hay mô hình đổi mới “xoắn ốc”) trong việc giải thích vai trò của R&D trong hoạt động đổi mới của doanh nghiệp; Luận án xây dựng khung phân tích hệ thống các yếu tố (cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp) ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp.
- Về khía cạnh thực tiễn: Luận án đưa ra các kết quả sau
+ Doanh nghiệp Việt Nam hầu như không xây dựng chiến lược R&D và đổi mới, rất ít doanh nghiệp tự thực hiện hoạt động R&D cũng như hợp tác trong hoạt động R&D với các viện R&D, trường đại học bên ngoài. Lý do cơ bản đó là doanh nghiệp chưa chịu nhiều áp lực cạnh tranh, khó khăn huy động các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, chính sách của nhà nước không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư R&D.
+ Mặc dù thực hiện hoạt động R&D đối với các doanh nghiệp Việt Nam là rất khó khăn, nhưng doanh nghiệp cần phải kết hợp cả tiếp thu công nghệ từ các nguồn bên ngoài và phát triển công nghệ bên trong (thông qua hoạt động R&D) để tăng cường năng lực đổi mới và tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Có 15 yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có 08 yếu tố bên trong và 07 yếu tố bên ngoài.
+ Đề xuất 06 giải pháp chính sách từ phía nhà nước, đặc biệt là khuyến khích R&D của doanh nghiệp dựa trên công cụ thuế (tax-based incentive) trên cơ sở môi trường (chính sách đổi mới) tạo điều kiện cho R&D của doanh nghiệp. Đồng thời, luận án cũng đề xuất 02 nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp (trong đó có khung xây dựng chiến lược R&D cho doanh nghiệp Việt Nam).
10. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Dựa trên kết quả này, các doanh nghiệp có thể nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu liên quan đến hoạt động R&D của mình. Doanh nghiệp có thể so sánh hoạt động R&D của mình với mức độ hoạt động trung bình của các doanh nghiệp để có thể biết được vị trí của mình so với trung bình các doanh nghiệp được điều tra, khảo sát. Dựa trên đề xuất của luận án, doanh nghiệp có thể phát triển chiến lược R&D và công nghệ, lộ trình tương ứng và các đối sách trong tương lai.
- Về khía cạnh chính sách, nghiên cứu này làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách KH&CN và đổi mới. Từ đây các nhà hoạch định chính sách có thể hình thành những chính sách phù hợp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường năng lực R&D của mình với việc lựa chọn chiến lược R&D và công nghệ phù hợp nhất, từ đó dẫn đến tăng năng lực đổi mới cũng như tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
11. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Mô hình khuyến khích thuế cho hoạt động R&D và đổi mới của doanh nghiệp Việt Nam.
- R&D doanh nghiệp với việc hình thành chùm và mạng lưới đổi mới.
12. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
[1].Hoàng Văn Tuyên (2014), “Chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai của doanh nghiệp tại một số quốc gia điển hình”, Tạp chí cộng sản (chuyên đề cơ sở) (95), tr. 92-96.
[2].Hoàng Văn Tuyên (2014), “Hoạt động có được công nghệ của doanh nghiệp: So sánh giữa tự tạo bên trong với tiếp nhận bên ngoài”, Tạp chí chính sách và quản lý khoa học và công nghệ T.3 (4), tr. 1-13.
[3].Hoàng Văn Tuyên (2014), “Một số vấn đề về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động KH&CN ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam (23), tr.30-32.
[4].Hoàng Văn Tuyên (2014), “Nhu cầu tài chính cho phát triển doanh nghiệp KH&CN: Sự kết hợp của nhiều kênh khác nhau”, Tạp chí chính sách và quản lý khoa học và công nghệ T.3 (3), tr. 41-52.
[5].Hoàng Văn Tuyên (2014), “Quá trình hoàn thiện mạng lưới cơ quan KH&CN Việt Nam theo hướng tăng cường liên kết Khoa học – Công nghiệp: Những dấu ấn lịch sử”, Tạp chí chính sách và quản lý khoa học và công nghệ T.3 (2), tr. 1-13.
[6].Hoàng Văn Tuyên (2014), “Quản trị và tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ ở CHLB Đức”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu (9), tr. 41-50.
[7].Hoàng Văn Tuyên (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ khoa học và công nghệ: cách tiếp cận định lượng”, Tạp chí khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (3), tr. 94-104.
[8].Hoàng Văn Tuyên (2015), “Chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ của một số quốc gia châu Âu”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu (3), tr. 57-67.
[9].Hoàng Văn Tuyên (2015), “Kinh nghiệm “tái cấu trúc” mạng lưới cơ quan nghiên cứu và triển khai công lập của một số quốc gia”, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam (9), tr.49-53.
[10]. Hoàng Văn Tuyên (2015), “Quản trị và tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ ở Nhật Bản”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á (6), tr. 33-42.
[11]. Hoàng Văn Tuyên (2015), “Ưu đãi thuế đối với hoạt động nghiên cứu và triển khai của doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí chính sách và quản lý khoa học và công nghệ T.4 (4), tr. 21-33.
[12]. Hoàng Văn Tuyên (2015), Nhận diện hệ thống hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới ở Việt Nam hiện nay, trong sách Đào Thanh Trường (chủ biên), Hệ thống Khoa học, Công nghệ và Đổi mới ở trong xu thế hội nhập quốc tế, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.259-278.
[13]. Hoàng Văn Tuyên (2015), Tiếp cận phân tích hệ thống đổi mới quốc gia của nước chuyển đổi: trường hợp Việt Nam, trong sách Đào Thanh Trường (chủ biên), Hệ thống Khoa học, Công nghệ và Đổi mới ở trong xu thế hội nhập quốc tế, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.279-295.
[14]. Hoàng Văn Tuyên và Nguyễn Thị Minh Nga (2015), “Chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí tổ chức nhà nước (12), tr.44-48.
[15]. Mai Hà, Hoàng Văn Tuyên, Đào Thanh Trường (2015), Doanh nghiệp Khoa học và và Công nghệ: từ lý luận đến thực tiễn, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
[16]. Hoàng Văn Tuyên (2016), “Hệ thống quản trị và thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ ở Phần Lan”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu (1), tr. 44-53.
[17]. Hoàng Văn Tuyên (2016), “Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Trung Quốc”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á (2), tr. 14-23.
[18]. Hoàng Văn Tuyên và Nguyễn Thị Minh Nga (2016), “Liên kết Khoa học – Công nghiệp dưới góc nhìn lưu chuyển nhân lực khoa học và công nghệ: kinh nghiệm nước ngoài”, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội (1), tr.54-63.
[19]. Hoàng Văn Tuyên và Nguyễn Thị Minh Nga (2016), “Một số chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai của doanh nghiệp, Tạp chí chính sách và quản lý khoa học và công nghệ T.5 (1), tr. 16-25.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|