1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đoàn Thị Yến
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 17/02/1985
4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ - XHNV-SĐH, ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: gia hạn thời gian đào tạo 24 tháng (từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2016) theo Quyết định số 3203/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Đảng bộ tỉnh Thái nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010.
8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 9. Mã số: 62.22.56.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Quang Hiển
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Làm rõ những yếu tố tác động đến giáo dục phổ thông (GDPT) của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian 1997 - 2010.
- Phân tích chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự nghiệp GDPT trong thời gian 1997 - 2010.
- Làm rõ vai trò của các cấp bộ Đảng, chính quyền, ban, ngành tỉnh Thái Nguyên trong quá trình hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ tỉnh về phát triển GDPT trên các lĩnh vực: xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng hệ thống mạng lưới trường lớp; xây dựng cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp GDPT của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010, từ đó đúc kết một số kinh nghiệm lịch sử nhằm phục vụ cho sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với sự nghiệp GDPT của địa phương trong thời gian tiếp theo.
- Cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương về phát triển GDPT tỉnh Thái Nguyên; góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp GD&ĐT trong thời kỳ đổi mới.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
- Cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương về phát triển GDPT tỉnh Thái Nguyên; góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp GD&ĐT trong thời kỳ đổi mới.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho nhiều lĩnh vực khoa học nghiên cứu về Thái Nguyên và tài liệu tìm hiểu về lịch sử địa phương.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Chính trị, văn hóa, xã hội tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới.
- Giáo dục, đào tạo vùng trung du miền núi phía Bắc.
14. Các công trình công bố có liên quan đến luận án:
- Đoàn Thị Yến (2011), “Chủ trương phát triển giáo dục, đào tạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên T.84(08), tr. 119-122.
- Đoàn Thị Yến (2014), “Giáo dục phổ thông Thái Nguyên sau 15 năm tái lập tỉnh (1997 - 2012)”, Kỷ yếu Hội nghị Nghiên cứu khoa học năm học 2013-2014, NXB Đại học Thái Nguyên, tr.141-156.
- Đoàn Thị Yến (2015), “Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên sau 15 năm tái lập Tỉnh (1997 - 2012)”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (231), tr.138-140.
- Đoàn Thị Yến (2015), “Thành tựu của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2012”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên T.141(11), tr.135-141.
- Đoàn Thị Yến (2015), “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng nguồn lực cho giáo dục phổ thông (1997-2010)”, Tạp chí Lịch sử Đảng (301), tr.90-93.
- Đoàn Thị Yến (2016), “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông (1997 – 2010), Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên T.148 (03/01), tr.33-38.
- Đoàn Thị Yến (2016), “Giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên (1997 – 2010) - chủ trương và kết quả thực hiện”, Tạp chí Lịch sử Đảng (307), tr.82-85.
>>>>> Xem thêm bản tiếng Anh.
|