1.Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Thu Huyền
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/6/1975
4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5.Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2599/2013/QĐ-XHNV-SĐH của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngày 13 tháng 11 năm 2013.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Hoạt động nhân đạo quốc tế của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế và tác động chính trị của nó từ năm 1991 đến nay.
8. Chuyên ngành: Chính trị học;
9. Mã số: 62 31 02 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Phước Hiệp
11.Tóm tắt các kết quả mới của luận án
- Làm rõ các mô hình, sáng kiến, cách làm hiệu quả của hoạt động nhân đạo góp phần đáp ứng yêu cầu thiết yếu của người dân do các xung đột vũ trang quốc tế, hỗ trợ dịch bệnh, nghèo đói và do thiên tai gây ra.
- Đưa ra những tác động chính trị của hoạt động nhân đạo quốc tế nhằm tăng cường hơn nữa giá trị nhân đạo, sự phối hợp giữa nhân đạo và nhân quyền, đồng thời nâng cao trách nhiệm quốc gia trong việc thực thi lợi ích nhân đạo đối với người dân trong khu vực khủng hoảng nhân đạo.
- Làm rõ sự tăng cường phối hợp giữa Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế với các tổ chức nhân đạo, Liên Hợp Quốc nhằm ứng phó thảm họa xảy ra.
- Xem xét các tranh luận liên quan đến hoạt động nhân đạo quốc tế của ICRC trong một thế giới phát triển. Hoạt động nhân đạo quốc tế mang tính thực tiễn cao, nhưng thực tiễn không thể tách rời với những lý thuyết cơ bản.
12.Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Các hoạt động nhân đạo của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế góp phần quan trọng trong quá trình giúp đỡ, hỗ trợ người dân trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo trên thế giới. Hiện nay, mạng lưới các hoạt động nhân đạo này đã mở rộng đối với 80 quốc gia trên thế giới. Năm 2015, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Vì vậy, việc tìm hiểu các hoạt động nhân đạo của Ủy ban Chữ thập đỏ rất cần thiết, nhằm nâng cao nhận thức về các hoạt động nhân đạo quốc tế ở Việt Nam. Đồng thời, thúc đẩy hoạt động nhân đạo của Ủy ban tại Việt Nam trong việc giúp đỡ người dân Việt Nam khắc phục hậu quả sau chiến tranh và thiên tai.
13.Những hướng nghiên cứu tiếp theo: trên cơ sở của luận án, nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu về Luật Nhân đạo quốc tế và hoạt động nhân đạo của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế ở Việt Nam.
14.Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Pham Thi Thu Huyền (2013), “Luật Nhân đạo quốc tế và sự tham gia của Việt Nam”, Tạp chí Đối ngoại trung ương (6), tr.45-48.
- Pham Thi Thu Huyền (2013), “Hoạt động nhân đạo của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế tại Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương năm 2012”, Tạp chí Đối ngoại trung ương (7), tr.44-46.
- Pham Thi Thu Huyền (2013), “Hợp tác giữa Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế và Liên hợp quốc về vấn đề nhân đạo quốc tế”, Tạp chí Châu Âu (7), tr.15-20
- Pham Thi Thu Huyền (2015), “ Một số nguyên tắc thực hiện hoạt động nhân đạo của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế”, Tạp chí Đối ngoại trung ương (5), tr.46-49.
- Pham Thi Thu Huyền (2016), “Vài nét về hoạt động nhân đạo quốc tế từ 1991 đến nay”, Tạp chí Đối ngoại trung ương (3), tr.52-55.
- Pham Thi Thu Huyền (2016), “Hỗ trợ nhân đạo của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế đối với người di cư tại khu vực Đông Nam Á”, Hội thảo quốc tế giữa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung, tr.102-107.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.
|