1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Long Giang
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 10/4/1982
4. Nơi sinh: Văn Yên, Yên Bái
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2934/QĐ-KHTN-CTSV ngày 07/9/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 255/QĐ-ĐHKHTN ngày 02/02/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc gia hạn 12 tháng lần 1.
- Quyết định số 743/QĐ-ĐHKHTN ngày 31/3/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc gia hạn 12 tháng lần 2.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi người dân tộc Kinh, H’mông, Dao ở tỉnh Yên Bái
8. Chuyên ngành: Sinh lý học người và động vật 9. Mã số: 62.42.01.04
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Mai Văn Hưng
Hướng dẫn phụ: GS.TS. Đỗ Công Huỳnh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Đề tài luận án đã xác định được:
- Thực trạng và sự phát triển một số đặc điểm hình thái - thể lực, đặc điểm chức năng tuần hoàn, hô hấp, thần kinh và năng lực trí tuệ của học sinh các dân tộc Kinh, Dao, H’mông lứa tuổi từ 6 đến 17 tại tỉnh Yên Bái. Những số liệu này chưa có trong bất cứ nghiên cứu nào từ 20 năm trở lại đây.
- Một số chỉ tiêu về hình thái có tốc độ tăng trưởng không đồng đều qua các lớp tuổi của học sinh trong quá trình tăng trưởng.
- Sự phân bố theo mức trí tuệ của học sinh giữa các dân tộc cho thấy tỷ lệ học sinh đạt mức IQ trên trung bình và xuất sắc ở học sinh H’mông có giá trị lớn hơn so với ở học sinh Kinh và Dao.
- Một số chỉ số về trí tuệ có mối tương quan thuận với nhau.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung số liệu cho hướng nghiên cứu về các chỉ số sinh học của học sinh, làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp cho mỗi giai đoạn tăng trưởng khác nhau nhằm nâng cao chất lượng hình thái người các dân tộc khác nhau tại Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ học sinh đạt mức IQ trên trung bình và xuất sắc ở học sinh người H’mông có giá trị lớn hơn so với ở học sinh người Kinh và Dao. Đây là những dữ liệu rất có ý nghĩa cho các nhà quản lý giáo dục trong việc tạo môi trường học tập thuận lợi cho con em các dân tộc được phát huy tiềm năng trí tuệ của mình để góp phần xóa bỏ khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa học sinh vùng thấp và học sinh dân tộc thiểu số ở vùng cao.
- Một số chỉ số về trí tuệ có mối tương quan với nhau, trên cơ sở các kết quả này giúp cho giáo viên ứng dụng vào thực tiễn dạy học theo phương pháp phân hóa và phát triển năng lực, năng khiếu bẩm sinh của cá nhân học sinh.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng hướng nghiên cứu tới các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn, có thể mở rộng nghiên cứu theo chiều dọc. Đồng thời có thể nghiên cứu sâu hơn về sự ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội tới các chỉ số sinh học của học sinh.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Trần Long Giang, Mai Văn Hưng (2013), “Nghiên cứu một số chỉ số hình thái của học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 411, tr 45 - 57.
[2]. Trần Long Giang, Mai Văn Hưng, Đỗ Công Huỳnh, Nguyễn Cửu Nguyệt Huế, Nguyễn Thị Bích (2014), “Một số thông số điện tâm đồ ở trẻ em bình thường từ 7 đến 15 tuổi người dân tộc Kinh ở tỉnh Yên Bái”. Tạp chí Y học dự phòng, tập XXIV, số 3 (152), tr 93 - 100.
[3]. Trần Long Giang, Mai Văn Hưng (2014), “Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong từ 15 đến 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 4, tr 132 - 143.
>>>>> Xem thông tin tiếng Anh.
|