1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hạnh
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 17/07/1985
4. Nơi sinh: Bắc Giang
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 4761/QĐ-KHTN-CTSV ngày 29/12/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu NS-TiO2/Bentonit và FeNS-TiO2/Bentonit để xử lý phẩm màu DB71 trong môi trường nước”
8. Chuyên ngành: Hóa Môi trường
9. Mã số: 62440120
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Nội
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Đã tổng hợp thành công vật liệu NS-TiO2 và FeNS-TiO2 trên cơ sở CS(NH2)2, (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O, TIOT với hệ dung môi etanol-HNO3 bằng phương pháp sol-gel kết hợp nung và đã khảo sát một cách đầy đủ các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp xúc tác.
Đã nghiên cứu đưa sol NS-TiO2 và FeNS-TiO2 lên bentonit ở dạng bentonit chống thu được vật liệu xúc tác quang NS-TiO2/bent và FeNS-TiO2/bent. Đặc trưng cấu trúc của các vật liệu NS-TiO2, FeNS-TiO2, NS-TiO2/bent và FeNS-TiO2/bent đã được nghiên cứu bằng các phương pháp XRD, XPS, EDX, BET, IR, SEM, UV-Vis pha rắn. Kết quả thu được từ các phương pháp đặc trưng vật liệu cho thấy các xúc tác thu được đều có kích thước nano, thành phần pha của TiO2 ở dạng anata. Các liên kết của sắt, nitơ, lưu huỳnh với TiO2 sau khi pha tạp cũng như liên kết của xúc tác với bentonit đã được khẳng định.
Lần đầu tiên nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính xúc tác của các vật liệu NS-TiO2, FeNS-TiO2, NS-TiO2/bent và FeNS-TiO2/bent trên cơ sở phản ứng quang phân hủy phẩm màu DB71. Qua đó xác định được điều kiện tối ưu đối với xúc tác NS-TiO2, FeNS-TiO2, NS-TiO2/bent và FeNS-TiO2/bent phân hủy DB71 đều là ở pH 4, với lượng xúc tác 0,5 g/l và xức tác thu được có hoạt tính tốt trong vùng ánh sáng khả kiến.
Đã chứng minh được các vật liệu tổng hợp được có hoạt tính quang xúc tác tốt cho phản ứng quang phân hủy DB71 trong điều kiện chiếu ánh sáng khả kiến. Xúc tác NS-TiO2/bent và FeNS-TiO2/bent có khả năng lọc tách dễ dàng và có khả năng tái sinh (hiệu suất phân hủy DB71 đạt trên 90% sau 5 lần sử dụng). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy DB71 có thể bị khoáng hóa hoàn toàn khi sử dụng xúc tác NS-TiO2/bent. Đã đề xuất cơ chế hoạt động của xúc tác NS-TiO2/bent trong phản ứng phân huỷ DB71.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Xúc tác NS-TiO2/bent và FeNS-TiO2/bent có triển vọng ứng dụng vào thực tiễn để xử lý nước thải dệt nhuộm. Kết quả xử lý mẫu nước thải dệt nhuộm công ty cổ phần dệt nhuộm Huy Phát, thuộc làng nghề Dương Nội - Hà Nội bằng xúc tác NS-TiO2/bent và FeNS-TiO2/bent cho thấy giá trị COD sau 2,5 giờ chiếu sáng giảm từ 519 mg/l xuống còn 47 mg/l (khi sử dụng xúc tác NS-TiO2/bent) và giảm xuống còn 68 mg/l (khi sử dụng xúc tác FeNS-TiO2/bent). Khả năng khoáng hóa cao đạt 82% (với xúc tác NS-TiO2/bent) và đạt 76% (với xúc tác NS-TiO2/bent). Giá trị COD của nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải công nghiệp
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu khả năng xử lý của hệ xúc tác NS-TiO2/bent và FeNS-TiO2/bent trên một số hợp chất hữu cơ bền khác: trên các đối tượng phẩm nhuộm khác, phenol và các hóa chất bảo vệ thực vật.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Nguyễn Thị Hạnh, Lưu Tuấn Dương, Nguyễn Văn Nội (2014), “Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu xúc tác quang hóa TiO2 cấy thêm nitơ, lưu huỳnh và ứng dụng làm xúc tác cho quá trình xử lý phẩm xanh trực tiếp DB71 trong nước thải dệt nhuộm”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T. 30(4S), tr. 67-72.
[2] Nguyễn Thị Hạnh, Lưu Tuấn Dương, Nguyễn Văn Vinh, Hoàng Thu Trang, Nguyễn Văn Nội (2014), “Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy thêm nitơ, lưu huỳnh và ứng dụng làm xúc tác cho quá trình xử lý phẩm xanh trực tiếp DB71 trong nước thải dệt nhuộm”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T. 30(5S), tr. 197-203.
[3] Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Văn Nội (2015),, “Xử lý phẩm màu direct blue 71 bằng vật liệu bentonite chống titan cấy thêm đồng thời sắt, nitơ, lưu huỳnh”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T. 31(2S), tr. 111-118.
[4] Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Văn Vinh, Hà Thị Phượng, Nguyễn Văn Nội (2015), “Tổng hợp và hoạt tính quang xúc tác của vật liệu TiO2 cấy thêm Fe-N-S đối với quá trình phân hủy phẩm màu DB71”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T. 31(2S), tr. 119-125.
[5] Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Văn Nội (2015), “Khảo sát hoạt tính quang xúc tác của vật liệu TiNS-bent đối với quá trình phân hủy phẩm màu DB-71 trong môi trường nước”, Tạp chí hóa học, T. 53(5e3), tr. 142-146.
[6] Nguyễn Thị Hạnh, Phạm Thị Hà Nhung, Dương Thị Thu Huyền, Nguyễn Văn Nội (2016), “Sự phân hủy phẩm màu Direct Blue 71 bởi chất xúc tác quang FeNS-TiO2 dưới ánh sáng khả kiến”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các khoa học trái đất và môi trường, T. 32(1S), tr. 58-63.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anupload/2016/12/20000/2016_12_14_Nguyen Thi Hanh_HUS.doch.
|