1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Trung Tú
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 07/12/1977
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 5429/QĐ-SĐH ngày 30/10/2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Đà Nẵng
8. Chuyên ngành: Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường
9. Mã số: 62 85 15 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trương Quang Hải
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
1) Đã phân tích tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam về nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trường với cách tiếp cận tổng hợp, vận dụng cơ sở lý luận của hướng tiếp cận địa lý trong nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng môi trường lãnh thổ tự nhiên thành phố Đà Nẵng.
2) Đã xác định đặc điểm và tính đặc thù trong phân hóa điều kiện tự nhiên, môi trường và hoàn cảnh kinh tế xã hội Tp. Đà Nẵng: 1/3 diện tích là đồi núi thấp cùngvùng đồng bằng ven biển kéo dài trên 40km thể hiện sự phân hóa đa dạng, phức tạp của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường cũng như sự đa dạng các loại hình hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố ven biển miền Trung.
3) Bằng phương pháp đánh giá môi trường kết hợp phân tích các yếu tố kinh tế xã hội, đã xác định những vấn đề cấp bách cần được đặc biệt quan tâm, gồm:
Vấn đề cấp bách về môi trường: (1) Tồn lưu chất độc DIOXIN ở khu vực sân bay Đà Nẵng; (2) Ô nhiễm nghiêm trọng nước sông Phú Lộc; (3) Ô nhiễm môi trường khu vực âu thuyền Thọ Quang; (4) Ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp chất thải rắn; (5) Hiện tượng đảo nhiệt và suy giảm mật độ cây xanh đô thị;
Vấn đề cấp bách về tài nguyên: (1) Nguy cơ thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất; (2) Suy thoái tài nguyên rừng;
Vấn đề bức xúc do biến đổi khí hậu: (1) Biến đổi khí hậu và ngập lụt; (2) Phát thải khí nhà kính.
4) Trên cơ sở tổng hợp kết quả phân tích tính đặc thù về điều kiện tự nhiên, hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng và xu thế biến đổi môi trường, Luận án đã tiến hành xây dựng các tiêu chí và nguyên tắc phân vùng môi trường, vận dụng phân chia Tp. Đà Nẵng thành 4 vùng với 15 tiểu vùng môi trường với những đặc trưng riêng. Trên cơ sở kết hợp phân tích tổng hợp các vấn đề môi trường cấp bách, các dạng tai biến thiên nhiên, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã xây dựng Bản đồ định hướng không gian bảo vệ môi trường TP.Đà Nẵng với 4 không gian bảo vệ môi trường và 18 khu vực môi trường. Kiến nghị có cơ sở khoa học bố trí một số hoạt động phát triển phù hợp với đặc điểm phân bố không gian và đề xuất các định hướng ưu tiên bảo vệ môi trường cho các khu vực không gian cụ thể này.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ quản lý và quy hoạch môi trường cho các địa phương ven biển.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn và hoàn thiện về lý luận, phương pháp thành lập bản đồ phân vùng môi trường đối với đô thị ven biển.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Đặng Trung Thuận, Đặng Trung Tú (2013), “Quản lý và bảo vệ môi trường đới ven biển bằng công cụ chính sách”, Môi trường Nông nghiệp - nông thôn và đa dạng sinh học ở miền Trung Việt Nam, NXB Đại học Huế.
2. Đặng Trung Thuận, Đặng Trung Tú (2013), “Phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường và áp dụng trong quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội”, Tuyển tập các công trình khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật.
3. Đặng Trung Thuận, Đặng Trung Tú (2013), “Biến đổi khí hậu và vấn đề tổn thương môi trường ở đới bờ biển miền Trung”, Môi trường đới ven bờ các tỉnh miền Trung Việt Nam, NXB Đại học Huế.
4. Đặng Trung Tú (2015), “Vấn đề quy hoạch môi trường đô thị ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng qua ví dụ Đà Nẵng”, Tạp chí Kinh tế Môi trường (7), tr.54-58.
5. Đặng Trung Tú, Trương Quang Hải, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Mai Ngân (2015), “Sử dụng ảnh Landsat đa thời nghiên cứu diễn biến đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị”, Tạp chí Môi trường (8), tr.67-71.
6. Dang Trung Tu, Nguyen Thi Thu Ha, Nguyen Thi Mai Ngan, Pham Thi Nhung (2015), “Observing Da Nang city urbanization and accompanied urban heat island during 1990 - 2015 using multigenerational Landsat imagery”, GIS Conference and DAAD International Summer School GIS for Sustainable Development and Integration 06th-09th October 2015, VNU University of Science.
7. Dang Trung Tu, Nguyen Thi Thu Ha, Nguyen Thi Mai Ngan, “Monitoring influence of urbanization on urban thermal environment using multi-temporal LANDSAT imagery: application to Da Nang city”, Vietnam Journal of Earth Sciences T. 37(4), tr.318- 327.
>>>>> Thông tin LATS bang tiếng Anh.
|