1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu An
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/03/1976
4. Nơi sinh: Nam Trung, Nam Đàn, Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3506/QĐ-ĐT ngày 25/11/1011 của Giám đốc ĐHQGHN công nhận nghiên cứu sinh năm 2011 được đào tạo tại Khoa Luật
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 5503/QĐ-ĐHQGHN ngày 29/12/2014 của Giám đốc ĐHQGHN về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian đào tạo;
7. Tên đề tài luận án: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền - những quan điểm cơ bản và giá trị kế thừa trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay”
8. Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
9. Mã số: 62 38 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
- Về mặt lí luận
+ Luận án tiếp tục làm rõ khái niệm nhà nước pháp quyền, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền. Xác định các yếu tố cấu thành trong tư tưởng nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành; xác định vị trí của tư tưởng nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam;
+ Phân tích sự kế thừa tư tưởng nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng pháp luật thể hiện thông qua các bản Hiến pháp Việt Nam.
+ Đề xuất và luận chứng các quan điểm, giải pháp, yêu cầu trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam sau Hiến pháp năm 2013;
- Về mặt thực tiễn:
Luận án hướng tới đề xuất quan điểm tiếp cận để giải quyết một số vấn đề cụ thể trong hoàn thiện pháp luật liên quan trực tiếp tới nội dung nghiên cứu của luận án như việc thực hiện các qui định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người; tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước; chủ quyền Nhân dân; cơ chế bảo vệ Hiến pháp; thực hiện pháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn
Kết quả nghiên cứu luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu học thuật của các cơ sở nghiên cứu, trường đại học và trong quá trình hoàn thiện pháp luật ở giai đoạn tổ chức triển khai và thực hiện Hiến pháp năm 2013.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là lĩnh vực có tính chất liên ngành, phạm vi nghiên cứu rộng. Trong giới hạn đề tài và năng lực nghiên cứu, tác giả luận án chủ yếu nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan trực tiếp đến tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền trên cơ sở tiếp cận dưới góc độ pháp lí. Do vậy, đề tài vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu toàn diện, cụ thể hơn từ góc độ liên ngành để phục vụ cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam sau Hiến pháp năm 2013.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án
1. Nguyễn Thu An (2011), Hồ Chí Minh với quan điểm xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, Tạp chí Văn Thư Lưu trữ Việt Nam, số 6, tr.40-42.
2. Nguyễn Thu An (2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 7, tr.32-35.
3. Nguyễn Thu An (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh về bầu cử và các giá trị kế thừa, Tạp chí Tri thức và phát triển, số 63, tr.12-15.
4. Nguyễn Thu An (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của nhà nước trong việc xây dựng nền tư pháp phục vụ nhân dân, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 5, tr.50-52.
5. Nguyễn Thu An (2016), Những giá trị kế thừa trong hoàn thiện pháp luật về đạo đức công vụ Việt Nam, Tạp chí Quản lí nhà nước, số 248, tr.3-7.
6. Nguyễn Thu An (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước và các giá trị kế thừa trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản điện tử, số ra ngày 15/11/2016, nghiên cứu - trao đổi.
7. Nguyễn Thu An (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Hiến pháp và các giá trị kế thừa trong tổ chức, triển khai và thực hiện Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 11 (42), tr.46-54.
|