. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Đức Thọ
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 16-12-1979
4. Nơi sinh: Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3205/QĐ-SĐH ngày 08 tháng 11năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: ...........................................................................................
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu, chế tạo điện cực nhạy khí của cảm biến điện hóa từ vật liệu nanô Perovskite LaMO3 (M = Mn, Fe, Ni, Co)
8. Chuyên ngành: Vật liệu và Linh kiện Nanô
9. Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Nam Nhật; PGS.TS Phạm Đức Thắng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Hệ cảm biến Pt/YSZ/LaFeO3 thể hiện độ nhạy và chọn lọc cao với khí NO2 so với các khí NO, CO, C3H8 và CH4. Theo chiều tăng của nhiệt độ nung ủ, sự thay đổi điện áp DV với khí NO2 của hệ cảm biến Pt/YSZ/LaFeO3 giảm nhanh tại nhiệt độ nung ủ Ts = 900 oC, sau đó tăng mạnh tới nhiệt độ Ts = 1300 oC và đạt cực đại tại nhiệt độ Ts = 1200 oC. Các đặc trưng thay đổi điện áp và độ chọn lọc có thể được giải thích là do quá trình nung ủ gây ra sự thay đổi các thông số như vi cấu trúc, độ xốp, hình thái và kích thước hạt của lớp oxit kim loại LaFeO3 và vùng biên của YSZ/oxit kim loại.
- Cảm biến điện hóa dựa trên điện cực LaFeO3 có độ chọn lọc và độ nhạy cao nhất với khí NO2 khi so sánh với các điện cực oxit perovskite sử dụng các kim loại chuyển tiếp 3d khác (Mn, Co và Ni). Đặc tính này của cảm biến Pt/YSZ/LaFeO3 có liên quan tới tương tác khí xúc tác hồi phục và độ dẫn điện thấp của oxit LaFeO3.
- Hệ cảm biến Pt/YSZ/LaFeO3 với nhiệt độ nung ủ cao Ts = 1200 oC có độ nhạy đáng kể với khí NO2 ngay cả khi hoạt động ở nhiệt độ cao (650 oC), điều này là một ưu điểm cho ứng dụng trong môi trường có nhiệt độ cao.
· Các kết quả về nhạy khí NO2, NO, CO, C3H8 và CH4 của cảm biến Pt/YSZ/LaMO3 (với M = Mn, Fe, Co và Ni) khi được ủ tại nhiệt độ Ts = 1200 oC cho thấy liên quan chính đến kim loại chuyển tiếp 3d như về hóa trị, hoạt tính xúc tác khí, tính tương tác khí thuận nghịch và độ dẫn điện.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Cảm biến khí
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Cảm biến khí
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
[1] 2016_Nguyen Duc Tho, Do Van Huong, Ho Truong Giang, Pham Quang Ngan, Giang Hong Thai, Do Thi Anh Thu, Do Thi Thu, Nguyen Thi Minh Tuoi, Nguyen Ngoc Toan, Pham Duc Thang, Hoang Nam Nhat, “High temperature calcination for analyzing influence of 3d transition metals on gas sensing performance of mixed potential sensor Pt/YSZ/LaMO3 (M = Mn, Fe, Co, Ni)”, Electrochimica Acta 190, 215-220 (2016).
[2] 2016_Nguyen Duc Tho, Do Van Huong, Pham Quang Ngan, Giang Hong Thai, Do Thi Anh Thu, Do Thi Thu, Nguyen Thi Minh Tuoi, Nguyen Ngoc Toan, Ho Truong Giang, “Effect of sintering temperature of mixed potential sensor Pt/YSZ/LaFeO3 on gas sensing performance”, Sensors and Actuators B 224, 747-754 (2016).
[3] 2015_Nguyễn Đức Thọ, Đỗ Văn Hướng, Phạm Quang Ngân, Giang Hồng Thái, Đỗ Thị Thu, Đỗ Thị Anh Thư, Hồ Trường Giang, Hoàng Nam Nhật, “Nano-oxit LaNiO3 chế tạo bằng phương pháp sol-gel dùng trong điện cực nhạy khí của cảm biến điện hóa”, Tạp chí Hóa học 53(3E12), 488-492 (2015).
[4] 2015_Nguyễn Đức Thọ, Đỗ Văn Hướng, Phạm Quang Ngân, Giang Hồng Thái, Đỗ Thị Anh Thư, Hồ Trường Giang, Hoàng Nam Nhật, “Cảm biến điện hóa Pt/YSZ/Pt-LaCoO3 dùng cho đo đạc, kiểm soát khí có đặc tính ăn mòn từ quá trình đốt cháy nhiên liệu”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ 53(1A), 88-95 (2015).
[5] 2015_Nguyễn Đức Thọ, Hồ Trường Giang, Đỗ Văn Hướng, Đỗ Thị Anh Thư, Nguyễn Ngọc Toàn, Hoàng Nam Nhật, Phạm Đức Thắng, “Cảm biến điện hóa rắn trên cơ sở chất điện ly YSZ và điện cực oxit perovskite ABO3”, Kỷ yếu hội nghị Vật lý chất rắn và khoa học vật liệu toàn quôc lần thứ 9-SPMS2015, 331-334 (2015).
[6] 2014_Đỗ Văn Hướng, Hồ Trường Giang, Phạm Quang Ngân, Giang Hồng Thái, Đỗ Thị Thu, Đỗ Thị Anh Thư, Nguyễn Đức Thọ, “Đặc trưng nhạy khí của cảm biến điện hóa rắn trên cơ sở chất điện ly YSZ và điện cực perovskite SmFeO3”, Tạp chí Hóa học 52(6B), 236-239 (2014).
|