Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trần Hoài Nam
Tên luận án: Vai trò, trách nhiệm của Chính phủ đối với hoạt động xây dựng dự án luật, pháp lệnh trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Hoài Nam.

2. Giới tính: Nam.

3. Ngày sinh: 23/7/1976.                                               

4. Nơi sinh: huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3506/QĐ-ĐT ngày 25/11/1011 của Giám đốc ĐHQGHN công nhận nghiên cứu sinh năm 2011 được đào tạo tại Khoa Luật. 

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 5503/QĐ-ĐHQGHN ngày 29/12/2014 của Giám đốc ĐHQGHN về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian đào tạo.     

7. Tên luận án: Vai trò, trách nhiệm của Chính phủ đối với hoạt động xây dựng dự án luật, pháp lệnh trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8. Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật.

9. Mã số: 62 38 01 01.

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Tuấn Khải.                          

11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án

- Về mặt lý luận

Nghiên cứu những cơ sở lý luận cơ bản về: Nhà nước pháp quyền; yêu cầu của NNPQ đối với hoạt động xây dựng pháp luật; những đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCNVN; các nguyên tắc trong xây dựng dự án luật, pháp lệnh; xác định ở Việt Nam, Chính phủ đã, đang là cơ quan có vai trò, trách nhiệm đặc biệt quan trọng đối với hoạt động lập pháp của Quốc hội, nhất là trong điều kiện đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ và xây dựng, hoàn thiện NNPQXHCN Việt Nam đang diễn ra.

Bên cạnh đó, vấn đề vai trò, trách nhiệm của Chính phủ trong hoạt động xây dựng dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, UBTVQH còn được Luận án đề cập một cách rõ nét hơn thông qua việc khẳng định đây không chỉ là một trách nhiệm mang tính pháp lý thuần túy mà còn là một trách nhiệm mang tính chính trị sâu sắc của Chính phủ trước Nhân dân.

     

- Về mặt thực tiễn

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 được ban hành, đánh dấu việc xây dựng, hoàn thiện NNPQXHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ở nước ta bước vào một giai đoạn mới. Điều đó thể hiện sự phát triển của đất nước, đồng thời đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ trong việc đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ. Trong các nhiệm vụ của Chính phủ, thì hoạt động xây dựng dự án luật, pháp lệnh là hoạt động quan trọng và phức tạp cần được xem xét đầy đủ và thấu đáo trên nhiều phương diện. Do vậy, việc nghiên cứu, khảo sát, tổng kết, đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống về vai trò, trách nhiệm và chất lượng dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, UBTVQH của Chính phủ thời gian qua, nhằm chỉ ra kết quả đạt được, và những hạn chế, nguyên nhân để kịp thời có giải pháp khắc phục tồn tại, phát huy ưu điểm, nâng cao chất lượng hoạt động này là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn khách quan, cần thiết được đặt ra.

 

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn

Kết quả nghiên cứu Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong: giảng dạy và nghiên cứu học thuật của các cơ sở nghiên cứu, trường đại học; thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013 và triển khai, hướng dẫn thi hành Luật tổ chức Chính phủ 2015, Luật ban hành VBQPPL 2015; quá trình tiếp tục nghiên cứu tiến tới sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản luật trên, khi điều kiện cho phép.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu hoạt động xây dựng dự án luật, pháp lệnh là lĩnh vực có phạm vi nghiên cứu rộng. Trong giới hạn đề tài và năng lực nghiên cứu, tác giả Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò, trách nhiệm của Chính phủ đối với hoạt động xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội, UBTVQH trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền. Do vậy, đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu toàn diện, theo hướng mở rộng hơn đến các chủ thể khác của hoạt động xây dựng pháp luật, đặc biệt là Quốc hội trên cơ sở các quy định của Hiến pháp 2013, Luật tổ chức Chính phủ và Luật ban hành VBQPPL 2015.

14. Các công trình công bố liên quan đến Luận án

1.         Trần Hoài Nam (2012), “Một số vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Văn phòng Quốc hội hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp 21(229), tr. 21-28.

2.         Trần Hoài Nam (2015), “Hiện tượng taxi Grab/Uber và vấn đề nhận diện chính sách”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp 21(301), tr. 41-50.

3.         Trần Hoài Nam (2016), “Vài suy nghĩ về pháp quyền và việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Nghề Luật (6), tr.74-77.

4.         Trần Hoài Nam (2016), “Vai trò của chính phủ trong quá trình xây dựng, ban hành pháp luật của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Thanh tra (07), tr.52-55.

5.         Trần Hoài Nam (2017), “Vai trò, trách nhiệm của Chính phủ đối với hoạt động lập pháp của Quốc hội”, Tạp chí Quản lý nhà nước (255), tr.32-37.

 Thu Thủy - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   |