Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trần Văn Trọng
Tên đề tài luận án: Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Văn Trọng         

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 12/6/1976                     

4. Nơi sinh: Hải Trung, Hải Hậu, Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:    

7. Tên đề tài luận án: Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại

8. Chuyên ngành: Lý luận văn học                

9. Mã số: 62 22 01 20

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lý Hoài Thu

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống thơ lục bát với cấu trúc, đặc trưng thể loại, những giá trị bền vững, những hiện tượng tiêu biểu trong diễn trình vận động lịch sử từ truyền thống đến hiện đại.

Luận án làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thể loại và thể lục bát, nét độc đáo của thể lục bát trong các thể thơ, đồng thời phân tích, đánh giá các xu hướng nghiên cứu thơ lục bát trên các vấn đề chung, đặc biệt là vấn đề truyền thống và hiện đại. Luận án đưa ra một cái nhìn khái quát về nguồn gốc, sự hình thành, các giai đoạn phát triển của thể lục bát, đi sâu phân tích đặc trưng thể loại thơ lục bát. Từ việc tìm hiểu khái niệm truyền thống và những giá trị truyền thống, luận án chỉ ra những giá trị cốt lõi, những trường hợp điển hình của thơ lục bát truyền thống. Qua khái luận về hiện đại, tính hiện đại, sự tiếp biến truyền thống và hiện đại trong thơ, luận án làm sáng tỏ mối quan hệ truyền thống và cách tân, những hiện tượng tiêu biểu của thơ lục bát hiện đại.    

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định vị thế và đóng góp to lớn của thơ lục bát cho thi ca, văn nghệ, văn hoá dân tộc, cho cuộc sống đất nước từ xa xưa đến hôm nay.                                                                                                                      

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng vào học tập, giảng dạy, nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung, thơ ca Việt Nam nói riêng.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:      - Lịch sử tiếp nhận thơ lục bát

                                                             - Thơ lục bát Việt Nam ở hải ngoại

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Trần Văn Trọng (2014), “Quê hương Việt Nam trong thơ lục bát Nguyễn Bính”, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam (231), tr.26 - 29. 

- Trần Văn Trọng (2014), “Thơ lục bát Nguyễn Bính - truyền thống và cách tân”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (796 - 797), tr.183 - 186. 

- Trần Văn Trọng (2016), “Phương pháp tiếp cận văn hóa học với nghiên cứu thơ Nguyễn Bính”, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam (258), tr.3 - 7.

- Trần Văn Trọng (2016), “Thơ lục bát với kinh sách Phật giáo”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật (390), tr.68 - 70.

 

 Tân Lê - VNU -USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   |