1. Họ và tên: Trần Thị Thu Hường
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày, tháng, năm sinh: 18/10/1980
4. Nơi sinh: Lạng Sơn
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh:
Quyết định số 3614/QĐ-SĐH ngày 22/10/2009 của Giám đốc ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 1931/QĐ-SĐH ngày 02/5/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên về việc điều chỉnh cán bộ hướng dẫn luận án.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tính biến động và nội ngoại suy theo thời gian ngày của CO và PM10 tại một số trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định ở Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Khoa học môi trường
9. Mã số: 62440301
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Ngọc Hồ
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Phân tích tính biến động của hai thông số CO và PM10 thông qua các đặc trưng số (biến trình ngày đêm, phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến động) và đặc trưng hàm (hàm cấu trúc) cho thấy các đặc trưng biến đổi trong ngày theo mùa và vị trí địa lý tại các khu vực nghiên cứu. Điều này được giải thích: các yếu tố khí tượng, khí hậu (tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ, lượng mưa, thời gian mưa, độ ẩm, áp suất) và trạng thái tầng kết nhiệt (bất ổn định, cân bằng phiếm định và ổn định) trong lớp không khí gần mặt đất ảnh hưởng rất lớn đến môi trường không khí, nên chúng phá vỡ quy luật biến động của các thông số khảo sát, do đó các đặc trưng số và hàm không thể xem là những quá trình ngẫu nhiên dừng.
- Luận án đã áp dụng lý thuyết các quá trình ngẫu nhiên và lần đầu tiên ở Việt Nam đã đề xuất sử dụng quá trình ngẫu nhiên qui tâm (nhiễu động dừng) trong nghiên cứu môi trường không khí để xây dựng hàm cấu trúc của nhiễu động dừng biến đổi theo khoảng thời gian Δt = τ. Trên cơ sở đó xây dựng hàm cấu trúc thực nghiệm của nhiễu động dừng cho 02 thông số CO và PM10 tại 3 trạm nghiên cứu theo các mùa (tại Trạm Láng là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông; tại Trạm Đà Nẵng và Nhà Bè là mùa khô và mùa mưa).
- Sử dụng phương pháp hồi quy để xấp xỉ đường cong hàm cấu trúc thực nghiệm của nhiễu động dừng dưới dạng hàm lnτ, trên cơ sở đó đánh giá khoảng dừng thích hợp, làm cơ sở cho việc giải hệ phương trình tìm ra các nhân tử nội/ngoại suy. Từ đó áp dụng mô hình nội/ngoại suy bổ khuyết số liệu thiếu hụt cho hai thông số CO và PM10 đạt hiệu suất cao từ 75 - 99,9%.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Ứng dụng bổ khuyết số liệu thiếu hụt cho các trạm quan trắc tự động cố định trên phạm vi cả nước.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu để xây dựng bản tin dự báo ngày cho các thông số ô nhiễm môi trường không khí từ số liệu của các trạm quan trắc tự động cố định.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Phạm Ngọc Hồ, Trần Thị Thu Hường (2016), "Mô hình nội, ngoại suy bổ khuyết số liệu từ các trạm quan trắc tự động", Tạp chí Khí tượng thủy văn, số 664, tr. 34-42.
[2] Trần Thị Thu Hường, Phạm Ngọc Hồ (2016), "Các đặc trưng số của khí CO theo số liệu quan trắc tự động", Tạp chí Môi trường chuyên đề II năm 2016, tr. 61-65.
[3] Trần Thị Thu Hường, Phạm Ngọc Hồ (2016), “Nội, ngoại suy số liệu bụi PM10 từ trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định”, Tạp chí Môi trường chuyên đề số III, tr.89-94.
[4] Pham Ngoc Ho, Tran Thi Thu Huong, “Interpolating and extrapolating insufficient data of PM10 from automatic fixed air environmental monitoring stations”, Proceedings of the ESASGD 2016 - session: Environmental Issues in Mining and Natural Resources Development, ISBN:978-604-76-1171-3, pp186-194.
[5] Trần Thị Thu Hường, Phạm Ngọc Hồ (2016), "Sử dụng phương pháp thống kê trong lý thuyết quá trình ngẫu nhiên để đánh giá các đặc trưng số của bụi PM10 tại các trạm đo tự động", Tạp
|