1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Quốc Việt
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 02/06/1980
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/QD-XHNV-SDH ngày 30/12/2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Anh và các biểu thức tương đương của chúng trong tiếng Việt
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu
9. Mã số: 62 22 02 41
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Vũ Đức Nghiệu
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thứ nhất, kết khảo sát cho thấy các thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Anh có thể là từ hoặc ngữ. Trong đó, số thuật ngữ là từ chiếm 24,26%; số thuật ngữ là ngữ chiếm 75,74%. Các thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Anh là danh từ/ danh ngữ chiếm tỉ lệ cao nhất (72,76%), sau đó là động từ/ động ngữ chiếm 21,26%, và cuối cùng là tính từ/ tính ngữ chiếm 0,31%.
Thứ hai, thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Anh có cấu tạo chủ yếu từ 1 đến 5 thành tố. Loại có một thành tố bao gồm các thuật ngữ là từ đơn, từ phái sinh và từ ghép; Loại có từ 2 thành tố trở lên có thể là danh ngữ, động ngữ, tính ngữ. Mỗi loại được luận án định lượng bằng những số liệu cụ thể.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích bảng phân bố thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Anh và tiếng Việt theo số thành tố cấu tạo, luận án đã so sánh mô hình cấu tạo và thành tố cấu tạo của hai hệ thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Ở tiếng Việt, có thuật ngữ (dù ít) gồm đến 6, 7 thành tố; trong khi đó ở tiếng Anh chỉ có 5 thành tố là nhiều nhất. Đối với các thuật ngữ có từ 2 thành tố cấu tạo trở lên thì bên tiếng Anh có 9 mô hình, bên tiếng Việt có 10 mô hình. Các mô hình phổ biến tập trung vào nhóm thuật ngữ có cấu tạo từ 2, 3 và 4 thành tố với (8/19 mô hình) và đây cũng là những mô hình có số lượng thuật ngữ nhiều nhất (chiếm tỉ lệ cao).
Thứ tư, luận án đã chỉ ra 6 phạm trù nội dung ngữ nghĩa (trong đó có 5 phạm trù với số lượng thuật ngữ chiếm tới 92,28%) cũng như mô tả được 16 mô hình định danh trong các loại phạm trù này.
Thứ năm, kết quả khảo sát cho thấy một bức tranh tổng thể về thực trạng tương đương dịch thuật các thuật ngữ kinh tế thương mại từ tiếng Anh sang tiếng Việt, từ đó áp dụng lí thuyết chuẩn hóa để đề xuất cách chỉnh lí một số thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Việt chưa đạt yêu cầu.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Những kết quả khảo sát của luận án góp phần phục vụ cho công tác biên soạn, xây dựng từ điển chuyên ngành, chỉnh lí tài liệu giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh chuyên ngành kinh tế thương mại.
13. Những nghiên cứu tiếp theo: Luận án mới chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về những thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Anh và tiếng Việt đang được sử dụng trong các từ điển chuyên ngành. Vì vậy, khảo sát và phân tích thuật ngữ kinh tế thương mại tiếng Anh và tiếng Việt trong các hợp đồng kinh tế thương mại, trong các bản tin kinh tế thương mại, hay nghiên cứu về những đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ kinh tế tương mại tiếng Việt ... sẽ là những nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi sau luận án nay.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Trần Quốc Việt (2016), "Mô hình cấu tạo thuật ngữ kinh tế - thương mại tiếng Anh và tiếng Việt", Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư (3), tr.39-46.
2. Trần Quốc Việt (2016), "Một số khảo sát bước đầu về mô hình cấu tạo của thuật ngữ kinh tế - thương mại tiếng Anh", Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (10), tr.99-103.
3. Trần Quốc Việt (2016), "Đánh giá bước đầu về tương đương dịch thuật ngữ kinh tế - thương mại tiếng Anh và tiếng Việt", Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư (5), tr.47-55.
|