1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương Hảo
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 30/8/1977
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 4185/QĐ-ĐT ngày 6 tháng 12 năm 2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 215/QĐ-KHCN&ĐT/TNMT ngày 03/03/2015 của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc điều chỉnh tên đề tài luận án và người hướng dẫn.
- Quyết định số 5339/QĐ-ĐHQGHN ngày 31/12/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian học tập 12 tháng.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu an ninh môi trường tỉnh Bắc Ninh và vai trò của Công an nhân dân.
8. Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững
9. Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Trịnh Thị Thanh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
- Xác định những đặc trưng và nguyên nhân gây mất an ninh môi trường ở Bắc Ninh, bao gồm nguyên nhân nội tại và nguyên nhân từ bên ngoài.
- Xác lập/hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của an ninh môi trường và xây dựng chỉ số đánh giá an ninh môi trường ESI (Environment Security Index) cấp tỉnh.
- Đánh giá vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh môi trường tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giữ gìn, đảm bảo an ninh môi trường cho tỉnh Bắc Ninh.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Phương pháp tiếp cận và kết quả thử nghiệm của luận án có thể áp dụng đánh giá hiện trạng an ninh môi trường cấp độ địa phương trên phạm vi cả nước cho các tỉnh không có đường biên giới như Bắc Ninh.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ cơ sở lý luận được hệ thống hóa và thực tiễn của an ninh môi trường thông qua chỉ số đánh giá an ninh môi trường ESI (Environment Security Index) cấp tỉnh, xây dựng bản đồ phân vùng hiện trạng an ninh môi trường cho toàn quốc. Đây có thể là nội dung mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
[1] Nguyễn Thị Phương Hảo (2015), “Xây dựng phương pháp chỉ thị trong đánh giá an ninh môi trường”, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường Công an, (59), Hà Nội, tr. 26-29.
[2] Nguyễn Thị Phương Hảo (2015), “Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường Công an, (60), Hà Nội, tr. 36-39.
[3] Nguyễn Thị Phương Hảo (2015), “Các mối liên kết và nguyên tắc chính quản lý an ninh môi trường”, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường Công an, (63), Hà Nội, tr. 37-39.
[4] Nguyễn Thị Phương Hảo (2015), “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh môi trường tại Bắc Ninh”, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường Công an, (65), Hà Nội, tr. 32-35.
[5] Nguyễn Thị Phương Hảo, Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Mai Hoa (2017), “Vai trò của con người trong gìn giữ đảm bảo an ninh môi trường hướng tới sự phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững: Một số vấn đề từ lý luận đến thực tiễn”, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 325-337.
|