1. Họ và tên nghiên cứu sinh: TRẦN VĂN HỘI
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 05/11/1978
4. Nơi sinh: Hà Nam
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:1142/QĐ-CTSV, ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn 02 năm (2015, 2016) so với thời gian đào tạo tiến sĩ chuẩn.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị thu mặt đất với cơ chế tự động phát hiện và bám vệ tinh dùng cho hệ thống thông tin vệ tinh Vinasat.
8. Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử
9. Mã số: 62 52 02 03
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS: Bạch Gia Dương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Nội dung của luận án đã được trình bày trong ba chương bám sát mục tiêu đề ra. Kết quả đóng góp chính của luận án bao gồm 2 nội dung:
- Trên cơ sở nghiên cứu các thuật toán bám vệ tinh và hệ thống điều khiển anten, kết quả của luận án đã đề xuất thuật toán tìm kiếm và bám vòng hở, cho phép xác định chính xác thông số góc ngẩng và góc phương vị của anten thu thông qua vị trí của trạm thu và vị trí của vệ tinh. Đồng thời đề xuất kết hợp thuật toán bám kết hợp thuật toán bám vòng hở và thuật toán bám từng bước để nâng tính ổ định và giảm thời gian bám vệ tinh. Trên cơ sở đó luận án cũng đi nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển bám vệ tinh để ứng dụng thuật toán trên. Việc thử nghiệm hệ thống cho thấy kết quả điều khiển anten theo bám theo vệ tinh với thời gian bám nhanh <0,5s, hệ thống bám ổn định. Kết quả này đã được công bố trong các công trình [4], [5]
- Trên cơ sở nghiên cứu về thiết kế mạch siêu cao tần, nội dung thứ 2 của luận án đã đề xuất các giải pháp thiết kế mạch đổi tần nhiễu thấp băng C và hệ thống thu vệ tinh băng L có độ nhạy cao, dải động và dải thông rộng, hệ số khuếch đại lớn ứng dụng cho hệ thống thu điều khiển bám vệ tinh cụ thể: Đề xuất các giải pháp thiết kế khuếch đại hồi tiếp âm và giải pháp sử dụng tham số tối ưu của transistor trong thiết kế mạch phối hợp trở kháng để giảm hệ số tạp âm của mạch; Đề xuất giải pháp thiết kế mạch khuếch đại 2 tầng với tần số khuếch đại lệch đỉnh để tăng dải thông và độ lợi của mạch khuếch; Giải pháp sử dụng mạch khuếch đại mắc kiểu cascode để mở rộng dải thông của mạch khuếch đại. Để tăng tính ổn định của tín hiệu thu, trong thiết kế cũng đã ứng dụng công nghệ mạch dải, linh kiện tích hợp và kỹ thuật vòng khóa pha để chế tạo bộ tạo dao động nội với độ ổn định cao, bộ lọc thông dải đáp ứng yêu cầu của tuyến thu vệ tinh. Kết quả đã thiết kế, chế tạo mạch đổi tần nhiễu thấp băng C và máy thu băng L với độ nhạy đạt -113 dBm với tỉ số S/N=1,5 và đạt -115 dBm với tỉ số S/N = 1, dải thông của mạch 1,2GHz, dải động 61dB. Những kết quả này đã được công bố trong các công trình [1]-[3], [6], [7].
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đề tài có khả năng ứng dụng trong thực tiễn bởi vì nội dung nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống thu vệ tinh băng tần C và băng L là một trong những nội dung nghiên cứu của đề tài VT/CN 03/13-15 thuộc Chương trình Khoa học Công nghệ Vũ trụ năm 2013-2015: “Thiết kế và chế tạo trạm thu di động thông tin vệ tinh dựa trên sensơ từ trường độ nhạy cao ứng dụng trên tàu biển” chủ nhiệm đề tài là GS.TS. Nguyễn Hữu Đức - Trường Đại Học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thiết kế hệ thống thu vệ tinh làm việc trên băng Ku để có thể áp dụng hệ thống điều khiển bám cho vệ tinh Vinasat-2 và các vệ tinh phát trên băng tần Ku.
Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp chế tạo hệ thống điều khiển bám vệ tinh gọn nhẹ hơn để ứng có thể thương mại hóa sản phẩm.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
[1]. Tran Van Hoi, Bach Gia Duong (2013), ’’Study and design of wide band low noise amplifier operating at C band’’, Journal of Mathematics – Physics, Vietnam National University, Hanoi, Vol. 29 (2), pp.16-24.
[2]. Tran Van Hoi, Hoang Duc Long, Bach Gia Duong (2013), ’’Low noise block downconverter design for satellite receiver system Vinasat 1 operating at C-band’’, Proceedings of the2013 IEICE International Conference on Intergrated Circuits, Design, and Verification, pp.110-115.
[3]. Tran Van Hoi, Bach Gia Duong (2013), ’’Designing Wideband Microstrip Bandpass Filter for Satellite Receiver Systems’’, Proceedings of theNational Conference on Electronics and Communications (REV2013-KC01), pp.140-143.
[4]. Tran Van Hoi, Nguyen Xuan Truong, Bach Gia Duong (2015), “Satellite Tracking Control System Using Fuzzy PID Controller”, Journal of Mathematics – Physics, Vietnam National University, Hanoi, Vol. 31 (1), pp. 36-46.
[5]. Tran Van Hoi, Nguyen Xuan Truong, Bach Gia Duong (2015), “Improvement of step-tracking algorithm used for mobile receiver system via satellite”, International Journal of Electrical and Computer Engineering, Scopus Index, Vol. 5 (2), pp. 280 – 288.
[6]. Tran Van Hoi, Nguyen Xuan Truong, Ngo Thi Lanh, Bach Gia Duong (2016), “Design of a C-Band Low-Noise Block Front-end for Satellite Receivers”, International Journal of Applied Engineering Research, Scopus Index, Vol. 11 (8), pp. 5646-5652.
[7]. Tran Van Hoi, Ngo Thi Lanh, Nguyen Xuan Truong, Nguyen Huu Duc, Bach Gia Duong (2016), “Design of a Front-end for Satellite Receiver”, International Journal of Electrical and Computer Engineering, Scopus Index, Vol. 6 (5), pp. 2282 - 2290.
|