1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lưu Tiến Minh
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 23/04/1970
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh Quyết định số 3506/QĐ-SĐH, ngày 25/11/2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 5530/QĐ-ĐHQGHN ngày 29/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian học tập
7. Tên đề tài luận án: “Tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
8. Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
9. Mã số: 62 38 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS.Phạm Hồng Thái
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án góp phần phát triển lý luận, bổ sung vào hệ thống tri thức chung khoa học pháp lý về tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhóm các vấn đề cụ thể được bàn luận như: Quản lý đô thị, tổ chức chính quyền đô thị, yêu cầu của CNH, HĐH với việc hoàn thiện tổ chức chính quyền đô thị.
- Luận án tổng kết thực tiễn trên góc độ luật học về chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương, từ đó rút ra bài học về mối liên hệ giữa vai trò, vị trí của tổ chức chính quyền và các tiêu chí phát triển bền vững đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương từ năm 1945 đến nay; kết hợp với kinh nghiệm quốc tế về quản lý đô thị để rút ra bài học cho việc hoàn thiện tổ chức chính quyền đô thị.
- Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (đô thị hóa) là những tiêu chí xác lập căn cứ kiến giải tổ chức chính quyền tại các thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo (đặc biệt là về tổ chức nhà nước); làm tài liệu tham khảo cho những người trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về đô thị.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Ngoài những vấn đề lý thuyết và thực tiễn về tổ chức chính quyền đô thị, tác giả đã nghiên cứu và thể hiện tại luận án này, một số vấn đề khác về quản lý đô thị cần tiếp tục nghiên cứu. Cụ thể như: khái niệm quản lý đô thị trong hướng tới văn minh, hiện đại trong điều kiện cụ thể của Việt Nam; trách nhiệm quản lý nhà nước về đô thị và sự tham gia của các chủ thể khác ngoài nhà nước vào quản lý đô thị; trách nhiệm cụ thể của tổ chức chính quyền đô thị đối với việc thực hiện các quyền cơ bản công dân ở đô thị; xã hội dân sự ở đô thị trong điều kiện của Việt Nam. Cơ chế hoạt động của chính quyền địa phương ở đô thị theo yêu cầu của CNH, HĐH đất nước. Vấn đề phòng tránh rủi ro ở đô thị và vai trò của chính quyền nhà nước ở đô thị; cải cách, quản lý thay đổi khi tiến hành cải tạo, đổi mới chính quyền ở đô thị đầy nội lực và năng động.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1) Trương Vĩnh Xuân - Lưu Tiến Minh (2011), "Sửa đổi Hiến pháp: hướng tới đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh", Nghiên cứu lập pháp, 15 (200).
2) Lưu Tiến Minh (2011), “An sinh xã hội và trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương”, Tạp chí Lao động và Xã hội, Số Tháng 7 năm 2011.
3) Lưu Tiến Minh (2011), “Những bất cập, hạn chế và yêu cầu xây dựng mô hình chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay”, Dân chủ pháp luật, (234). Số Tháng 9 năm 2011.
4) Lưu Tiến Minh (2014), "Về tổ chức chính quyền tại các thành phố trực thuộc trung ương", Quản lý nhà nước, (227). Số Tháng 12 năm 2014.
5) Lưu Tiến Minh (2014), "Cơ sở lý thuyết để thiết lập tổ chức chính quyền theo tinh thần Hiến pháp năm 2013", Tạp chí Pháp lý, (Số đặc biệt năm 2014).
6) Phạm Hồng Thái - Lưu Tiến Minh (2014), "Quy định Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương và việc ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương", Nghiên cứu lập pháp, Số 03+04 (283+284) Tháng 02 năm 2015.
|