1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Hồng Hạnh 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 17/10/1977 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định số 4974/QĐ - ĐHQGHN ngày 31/12 /2013 của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc công nhận là nghiên cứu sinh 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: - Quyết định số 112/QĐ-ĐHQGHN ngày 16/01/2017 của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian học tập 24 tháng. 7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội 8. Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững 9. Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: (1) GS.TSKH. Trương Quang Học (2) PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án - Hình thành được cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh phù hợp trong điều kiện một nền kinh tế đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu phát triển bền vững. - Đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quan điểm tăng trưởng xanh dựa trên các bằng chứng thu thập. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã xác định được cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh hơn. - Đề xuất một số hàm ý chính sách và giải pháp thúc đẩy, phát triển doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng tăng trưởng xanh, trong đó đề xuất được bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh gồm 23 chỉ thị với 9 chỉ thị về hiệu quả hoạt động quản lý và 14 chỉ thị về hiệu quả quá trình vận hành sản xuất; quy trình gồm 3 bước chính gồm lập kế hoạch- thực hiện- kiểm tra và hành động; Bước đầu áp dụng thử nghiệm doanh nghiệp sản xuất bia. - Kết quả nghiên cứu và thử nghiệm đã xác nhận với các minh chứng thực tiễn các luận điểm và các câu hỏi nghiên cứu đã nêu ra ban đầu. Trong đó, điều quan trọng nhất là tăng trưởng, phát triển sản xuất theo hướng xanh đem lại lợi ích kép (co-benefit) về kinh tế và về bảo vệ tài nguyên, môi trường, đóng góp ứng phó với biến đổi khí hậu là điều mà không những doanh nghiệp và cả Nhà nước, xã hội đều quan tâm như là mục tiêu hàng đầu. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn - Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cho các nhà quản lý những nhận xét, đánh giá cùng các chứng cứ thực tiễn về thực trạng, cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quan điểm tăng trưởng xanh, từ đó có thể điều chỉnh các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy và phát triển các doanh nghiệp này theo hướng tăng trưởng xanh. - Kết quả nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách và các giải pháp thúc đẩy, phát triển doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng tăng trưởng xanh, đặc biệt là bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh được kiểm nghiệm có thể vận dụng cho các doanh nghiệp sản xuất khác, địa phương khác ở nước ta. 13. Những nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu tuy tập trung vào doanh nghiệp sản xuất bia nhưng phương pháp xây dựng bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá TTX ở cấp độ doanh nghiệp có thể mở rộng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất khác với lưu ý đặc thù công nghệ sản xuất và nguyên vật liệu, năng lượng sử dụng cho sản xuất. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (1) Hoàng Hồng Hạnh (2015), "Phân tích một số hệ thống đánh giá và giám sát doanh nghiệp hướng đến sản xuất xanh", Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Số 21 (227), tr. 21 – 23. (2) Hoàng Hồng Hạnh (2016), “Sản xuất xanh: Cơ hội và lợi ích cho Việt Nam”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Số 10 (240), tr. 15 – 17. (3) Hoàng Hồng Hạnh (2017), "Đề xuất bộ chỉ thị giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam", Tạp chí Môi trường, Tổng cục Môi trường, Số chuyên đề I, tr. 60-63. (4) Hoang Hong Hanh (2016), "Developing Indicators on Evaluation and Proposing a Model towards Green Manufacturing for Vietnam Brewery Enterprises”, The 3rd International Scientific Conference on Material Cycles and Waste Management, Institute of Strategy and Policy on Natural Resources and Environment, Vietnam Environment Administration, Department of Science and Technology under Ministry of Natural Resources and Environment, Hanoi, Vietnam , pp. 580-584.
|