1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Mỹ Nhị
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/01/1981
4. Nơi sinh: Thừa Thiên Huế
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2798/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28/12/2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Mỹ cảm aware trong văn học Nhật Bản qua tiểu thuyết Truyện Genji của Murasaki Shikibu và Ngàn cánh hạc của Kawabata Yasunari
8. Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
9. Mã số: 62 22 02 45
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đức Ninh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã bao quát được các vấn đề lí thuyết quan trọng và lịch sử vấn đề nghiên cứu về mỹ học Nhật Bản nói chung và mỹ cảm aware trong Truyện Genji và Ngàn cánh hạc nói riêng.
- Luận án đã chỉ ra sự phát triển mỹ cảm aware thời cổ đại và hiện đại thể hiện một hướng tiếp cận mới đối với mỹ học thông qua văn học và ngược lại.
- Luận án đã làm rõ được những đặc điểm cơ bản và kế thừa của aware thể hiện trong Truyện Genji và được tiếp nối Ngàn cánh hạc. Từ đó, làm rõ những ảnh hưởng sâu rộng của aware trong đời sống văn học từ truyền thống đến hiện đại.
- Luận án làm rõ những biến đổi của aware qua việc so sánh trường hợp Truyện Genji và Ngàn cánh hạc. Từ đó, cho thấy sự tiếp biến tài tình những giá trị văn hóa nhật bản của Kawabata thông qua quan niệm thẩm mỹ aware trong Ngàn cánh hạc.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
Biên soạn tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Văn học nước ngoài.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
- Nghiên cứu về văn học Nhật Bản cổ đại và hiện đại.
- Nghiên cứu về mỹ học Nhật Bản cổ đại và hiện đại.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian):
[1]. Hoàng Thị Mỹ Nhị (2011), “Cái đẹp trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu”, Nghiên cứu Đông Bắc Á (7), tr.73-78.
[2]. Hoàng Thị Mỹ Nhị (2012), “Aware với vẻ đẹp thiên nhiên trong Truyện Genji của nhà văn Murasaki Shikibu”, Nghiên cứu Đông Bắc Á (8), tr.67-75.
[3]. Hoàng Thị Mỹ Nhị (2016), “Cảm thức thiên nhiên trong Ngàn cánh hạc của Kawabata Yasunari từ góc nhìn truyền thống”, Nghiên cứu Đông Bắc Á (3), tr.74-80.
[4]. Hoàng Thị Mỹ Nhị (2016), “Thế giới quan của Kawabata Yasunari nhìn từ cảm thức vô thường trong Ngàn cánh hạc”, Văn hóa và Nghệ thuật (383), tr. 75-79.
[5]. Hoàng Thị Mỹ Nhị (2016), “Cảm thức Thiền của Kawabata Yasunari nhìn từ quan niệm về thế giới và con người trong Ngàn cánh hạc”, Nghiên cứu Đông Bắc Á (7), tr. 74-78
[6]. Hoàng Thị Mỹ Nhị (2017), “Mỹ cảm aware trong quan niệm thẩm mỹ của người Nhật”, Văn hóa Nghệ thuật (391), tr.109-113.
[7]. Hoàng Thị Mỹ Nhị (2017), “Biểu tượng trong Ngàn cánh hạc dưới góc nhìn phân tâm học”, Văn hóa nghệ thuật (396), tr. 74-76.
[8]. HoàngThị Mỹ Nhị (2017), “Dấu ấn hiện sinh trong Ngàn cánh hạc của Yasunari Kawabata”, Nghiên cứu văn học (8), tr.99-105.
|