1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Tưởng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 02/05/1982
4. Nơi sinh: Quảng Ngãi
5. Quyết định số 4974/QĐ - ĐHQGHN ngày 31/12 /2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc công nhận là nghiên cứu sinh.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Quyết định số 558/QĐ-KHCN&ĐT/TNMT ngày 28/5/2015 của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (nay là Viện Tài nguyên và Môi trường) về việc điều chỉnh tên đề tài. Tên luận án cũ là: “Phát triển du lịch bền vững ở các đảo từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi”, được điều chỉnh thành “Phát triển du lịch bền vững huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”.
7. Tên đề tài luận án: Phát triển du lịch bền vững huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
8. Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững
9. Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm.
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Trung Lương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Xác định được định hướng phát triển một số loại hình du lịch dựa trên đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch với hệ thống các tiêu chí đánh giá cụ thể. Kết quả đánh giá còn là cơ sở để đề xuất giải pháp khai thác hợp lý tiềm năng tài nguyên du lịch góp phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững ở huyện đảo Lý Sơn.
- Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá mức độ phát triển du lịch bền vững dưới góc độ phát triển bền vững (bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường) sử dụng cho huyện đảo Lý Sơn, từ đó xác định các mức độ bền vững của hoạt động du lịch dựa trên hệ thống các tiêu chí đã được xây dựng.
- Kết quả đánh giá là cơ sở để đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững dưới góc độ bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường cho huyện đảo Lý Sơn.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học và tài liệu tham khảo có giá trị cho việc hoạch định chiến lược khai thác tài nguyên và thiết kế tổ chức không gian phát triển du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của huyện đảo Lý Sơn.
- Kết quả nghiên cứu cũng xác lập cơ sở khoa học và tài liệu tham khảo có giá trị cho việc hoạch định chiến lược và đề xuất giải pháp phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn theo hướng bền vững (bền vững về kinh tế, về xã hội và môi trường). Đồng thời kết quả này là tài liệu chỉ dẫn cho các cấp chính quyền địa phương cụ thể hóa kế hoạch, tổ chức hoạt động du lịch, thực thi các giải pháp cho phát triển du lịch bền vững tại địa phương.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
(i) Mở rộng giới hạn nghiên cứu để có thể có được “bức tranh” hiện trạng du lịch bền vững của điểm đến du lịch đảo Lý Sơn trong mối quan hệ với những điểm đến du lịch đảo khác có điều kiện tương đồng; (ii) Nghiên cứu có tính định lượng hơn đối với vấn đề về môi trường tự nhiên cho phát triển du lịch bền vững; (iii) Nghiên cứu tính bền vững hoạt động du lịch của điểm đến du lịch theo mùa.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1) Nguyễn Thanh Tưởng (2014), “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Quảng Bình, Số 05, tr. 22-30
(2) Nguyễn Thanh Tưởng (2015), “Du lịch huyện đảo Lý Sơn nhìn từ góc độ phát triển bền vững”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 10 (83) 2014, tr. 28-32.
(3) Nguyễn Thanh Tưởng (2015), “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, Số 15 (02) - 2015, tr. 80-90.
(4) Nguyễn Thanh Tưởng (2015), “Định hướng phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn theo hướng bền vững”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, Số 7-2015, tr. 29-38.
(5) Nguyễn Thanh Tưởng, Phạm Trung Lương (2015), “Đánh giá sự phát triển du lịch bền vững huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”, Hội thảo khoa học toàn quốc lần thứ 3: Môi trường và Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Trung tâm NCTN&MT-ĐHQGHN, tr. 467-484.
(6) Nguyễn Thanh Tưởng, Phạm Trung Lương (2015), “Nghiên cứu đề xuất mô hình khai thác tài nguyên để phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Lý Sơn”, Hội thảo khoa học toàn quốc lần thứ 3: Môi trường và Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Trung tâm NCTN&MT-ĐHQGHN, tr. 484-501.
(7) Nguyễn Thanh Tưởng (2015), “Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch”, Hội thảo Khoa học Quốc tế: Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn và Trường Đại học Charles de Gaulle University Lille 3, Số 3/2015, tr. 319-326.
(8) Nguyễn Thanh Tưởng (2016), “Vận dụng phương pháp DPSIR cho xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, Số 01/2016, tr. 96-102.
(9) Nguyễn Thanh Tưởng (2016), “Nghiên cứu đề xuất mô hình đào tạo nâng cao năng lực lao động du lịch huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”, Hội thảo Khoa học toàn quốc: Phát triển bền vững du lịch biển – đảo Việt Nam thời kỳ hội nhập, Trường Đại học Văn Hiến, Số 8/2016, tr. 282-291.
(10) Nguyễn Thanh Tưởng (2016), “Potentials to develop tourism models in the Ly Son island, Quang Ngai province”, Hội thảo Khoa học Quốc tế: Các loại hình du lịch hiện đại, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn và Trường Đại học Charles de Gaulle University Lille 3, Số 10/2016, tr. 544-532.
(11) Nguyễn Thanh Tưởng (2016), “Bước đầu đánh giá sức tải tại các điểm du lịch ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”, Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 9, Trường Đại học Quy Nhơn, Số 12/2016, tr 685-688.
(12) Nguyễn Thanh Tưởng (2016), “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi phục vụ phát triển một số loại hình du lịch”, Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 9, Trường Đại học Quy Nhơn, Số 12/2016, tr 912-925.
|