1. Họ và tên: Đinh Thanh Hiếu
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 17/10/1974
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3202/QĐ-SĐH ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Văn chương khoa cử trong thi Hội, thi Đình triều Nguyễn
8. Chuyên ngành: Hán Nôm.
9. Mã số: 62 22 01 04
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Vương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã tổng quan được lịch sử vấn đề nghiên cứu văn chương khoa cử nói chung và văn chương khoa cử đại khoa triều Nguyễn nói riêng.
- Luận án đã làm rõ về hệ thống văn bài thi Hội, thi Đình triều Nguyễn, bao gồm tổng quan tình hình văn bản văn bài thi Hội, thi Đình triều Nguyễn, đánh giá sơ bộ và bước đầu thống kê trữ lượng văn bài thi Hội, thi Đình triều Nguyễn hiện còn lưu trữ; khái quát về thể chế và văn thể thi Hội, thi Đình triều Nguyễn, gắn với các tiêu chí tuyển chọn nhân tài.
- Luận án đã cơ bản làm rõ “tứ trường văn thể” (kinh nghĩa, văn sách, thơ phú, “tứ lục”) trong thi Hội, thi Đình triều Nguyễn với: hệ thống đề thi, thể thức, sự rèn tập thể tài trong giáo dục khoa cử, công dụng của các trường thi đó….qua đó làm rõ các thể tài văn chương khoa cử triều Nguyễn trong mối quan hệ với yêu cầu tuyển chọn quan chức, chuẩn mực kiểm tra – đánh giá…, đặt trong diễn trình văn chương khoa cử Việt Nam và khu vực.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ các vấn đề của thi cử trong khoa cử truyền thống, có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu và quản lý giáo dục, nghiên cứu các phương thức khảo thí.
- Kết quả nghiên cứu luận án có thể sử dụng trong đào tạo về lĩnh vực khoa cử và văn chương khoa cử tại một số ngành khoa học xã hội và nhân văn.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu chuyên sâu từng văn thể khoa cử với so sánh đồng đại và lịch đại.
- Nghiên cứu so sánh văn chương khoa cử Việt Nam và khu vực.
- Sự tác động qua lại của khoa cử và văn chương khoa cử với văn học.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
[1] Nguyễn Văn Thịnh (chủ trì), Đinh Thanh Hiếu, Phùng Minh Hiếu (2010), Văn sách thi Đình Thăng Long – Hà Nội, Tập 1, 2, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
[2] Đinh Thanh Hiếu (2012), “Lược quan về văn thi Đình triều Nguyễn”, Kỷ yếu Hội thảo Bốn mươi năm đào tạo và nghiên cứu Hán Nôm tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 301 – 312.
[3] Trần Ngọc Vương, Đinh Thanh Hiếu (2013), “Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX (Khảo sát qua hệ thống đề thi Đình các đời vua Minh Mệnh – Thiệu Trị)”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (2), tr 34 – 48.
[4] Đinh Thanh Hiếu (2013), “Một số vấn đề thời sự đặt ra trong văn sách thi Đình triều Tự Đức”, Tạp chí Hán Nôm (2), tr 60 – 69.
[5] Đinh Thanh Hiếu (2014), “Một số đặc điểm về bút pháp của văn sách Đình đối thời Nguyễn”,Tạp chí Hán Nôm (1), tr 30 – 42.
|