1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Tạ Thu Hằng
2.Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03-11-1975
4. Nơi sinh: Ninh Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: QĐ số 2048/QĐ-SĐH ngày 09/07/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hoạt tính sinh học hạ đường huyết và cholesterol máu của một số nhóm chất chính từ cây Nopal (Opuntia sp.) được nhập vào Việt Nam
8. Chuyên ngành: Hoá sinh học
9. Mã số: 62420116
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: + Hướng dẫn chính: PGS.TS Lê Tất Khương
+ Hướng dẫn phụ: PGS.TS Nguyễn Văn Mùi
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Xác định được 01 giống xương rồng Nopal trồng tại Việt Nam có tác dụng hạ glucose huyết tốt nhất là giống xương rồng Jalpa.
- Xác định được thành phần dinh dưỡng, định tính các nhóm chất, phân lập, xác định cấu trúc và định tên được các hợp chất trong cao phân đoạn ethylacetat của cây. Xác định được cao chiết phân đoạn Ethylacetat có tác dụng hạ glucose huyết, cholesterol và khả năng hoạt hóa enzym p-AMPK và p-ACC tốt nhất.
- Xác định được 01 chất là Typhaneosid, chất đặc trưng trong cây xương rồng Jalpa có tác dụng hoạt hóa p-AMPK và p-ACC, ức chế FAS (tổng hợp axit béo), làm tăng sự hấp thu glucose trong tế bào.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Tận dụng được nguồn nguyên liệu cây xương rồng Nopal trồng trong Ninh Thuận để chống cát bay và cát nhảy tại vùng khô hạn dùng làm nguồn dược liệu, các chất tách từ cây có thể dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường là vấn đề có ý nghĩa.
Việc lựa chọn được phân đoạn có tác dụng hạ đường huyết vượt trội hơn phân đoạn khác trong cây xương rồng Jalpa sẽ góp phần định hướng cho quá trình phân lập các hoạt chất từ phân đoạn này. Mặt khác, trong sản xuất công nghiệp, việc lựa chọn các cao phân đoạn có tác dụng so với cao toàn phần sẽ đưa đến những ảnh hưởng nhất định đến năng suất và hiệu quả kinh tế.
Lựa chọn được typhaneosid là hợp chất chính và đặc trưng cho giống xương rồng Jalpa thuộc chi Opuntia ficus indica, tác dụng hoạt hóa p-AMPK và p-ACC, ức chế FAS (tổng hợp axit béo), làm tăng sự hấp thu glucose trong tế bào của hợp chất này định hướng sử dụng làm hoạt chất đánh dấu cho dược liệu và sản phẩm từ dược liệu này trong tương lai.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
+ Nghiên cứu sâu hơn về cơ chế dược lý trên in vitro và in vivo để đánh giá tác dụng của typhaneosid trên bệnh béo phì, tiểu đường type 2
+ Tiếp tục nghiên cứu nhằm xác định rõ cơ chế tác dụng: như đánh giá tác dụng của của thân cây Nopal trên một số đích tác dụng cụ thể khác như trên amylase, trên PPARγ ...
+ Đánh giá mức độ an toàn trên động vật thực nghiệm: Độc tính bán trường diễn, độc tính trên sinh sản và sự phát triên, độc tính gây biến chủng, sinh ung thư.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Tạ Thu Hằng, Lê Tất Khương, Phạm Thị Mỹ Phương, Nguyễn Văn Lam, Nguyễn Tiến Duy (2012), “Thành phần hóa sinh của một số giống Nopal trên vùng đất khô hạn tại Ninh Thuận”, Tạp chí hoạt động khoa học công nghệ, 638(7), tr. 93-96.
[2] Tạ Thu Hằng, Đào Văn Minh, Lê Tất Khương, Nguyễn Văn Mùi, Đoàn Thị Bắc (2016), “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và vi học của cây xương rồng Nopal”, Tạp chí dược học, 487(11), tr. 30-34.
[3] Tạ Thu Hằng, Đào Văn Minh, Lê Tất Khương, Nguyễn Văn Mùi, Tô Lê Hồng (2016),“Thành phần hóa học cao chiết Ethyl acetat từ cây Nopal trồng tại Ninh Thuận”, Tạp chí dược liệu, 21 (6), tr 372-378.
[4] Tạ Thu Hằng, Lê Tất Khương, Đoàn Thị Bắc, Đào Văn Minh (2017), “Tác dụng tăng hấp thu glucose và ức chế FAS thông qua hoạt hóa p- AMPK trong tế bào 3T1-L1 của Typhaneosid từ cây xương rồng Nopal trồng tại Việt Nam”, Tạp chí Dược liệu, 22(4), tr 247-254.
[5] Tạ Thu Hằng, Lê Tất Khương, Đoàn Thị Bắc (2018), “Tác dụng hạ glucose huyết và lipid huyết của cây xương rồng Jalpa trên chuột đái tháo đường type 2”, Tạp chí dược học, 501(1), tr. 12-16.
|