1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/12/1982
4. Nơi sinh: Hà nội
5. Quyết định công nhận NCS số: 2999/2013/QĐ- XHNV- SĐH ngày 30 /12 /2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội .
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Gia hạn thời gian học tập (12 tháng) theo quyết định số 4619/QĐ-XHNV ngày 29 /12 /2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở
8. Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội
9. Mã số: 62 31 04 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Văn Thị Kim Cúc
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Một số kết quả chính của luận án đã đạt được như sau:
(1) Luận án đã xây dựng hệ thống lý luận và khung lý thuyết nghiên cứu rối nhiễu cảm xúc ở học sinh THCS cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở.
(2) Khảo sát thực trạng rối nhiễu cảm xúc ở học sinh THCS và phân loại thành ba nhóm nguy cơ khác nhau là nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình và nguy cơ cao.
(3) Luận án đã chỉ ra và phân tích một số yếu tố liên quan đến rối nhiễu cảm xúc ở học sinh THCS, bao gồm: Các yếu tố tâm lý cá nhân như: tự đánh giá thấp giá trị bản thân, đặc điểm nhân cách hướng nội - hướng ngoại hoặc ổn định - không ổn định và các yếu tố tâm lý xã hội như: điểm tựa xã hội, các vấn đề nhà trường và các vấn đề gia đình có liên quan tới nguy cơ RNCX ở học sinh THCS. “Áp lực học tập”, “tính ổn định - không ổn định của nhân cách”, “các vấn đề gia đình” là ba yếu tố dự báo cao nhất đối nguy cơ RNCX ở học sinh THCS.
(4) Luận án đã đề xuất và thử nghiệm một số hoạt động can thiệp nhằm làm giảm mức độ RNCX ở học sinh có nguy cơ cao. Kết quả thử nghiệm đã chứng minh rằng, biện pháp sinh hoạt nhóm thông qua hình thức giáo dục tâm lý có tác động tích cực, làm giảm mức độ nguy cơ rối nhiễu cảm xúc.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần như tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, tâm lý học trường học và công tác xã hội học đường.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Những nghiên cứu trong tương lai tập trung nhằm phát hiện thêm những vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh niên, ứng dụng một số mô hình phòng ngừa và can thiệp vấn đề sức khỏe tâm thần trong tâm lý học trường học và công tác xã hội học đường.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2014) (viết chung), “Nhận thức và ứng xử của giáo viên đối với rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (11), Hội tâm lý học Xã hội Việt Nam, ISSN 0866 - 8019, tr.1-12.
2. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2015), “Tìm hiểu về rối nhiễu cảm xúc ở trẻ vị thành niên và một số yếu tố liên quan”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: “Công tác xã hội trường học - Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển ở Việt Nam”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.240-246.
3. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2016), “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí khoa học (61), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ISSN 2354 - 1067, tr.128-135.
4. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2017), “Đề xuất chương trình phòng ngừa, can thiệp rối nhiễu cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí tâm lý học xã hội (6), Hội tâm lý học Xã hội Việt Nam, ISSN 0866 - 8019, tr.140-149.
|