1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Vân Dung.
2. Giới tính: Nữ.
3. Ngày sinh: 01/02/1977.
4. Nơi sinh: Thái Bình.
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3202/QĐ – SĐH ngày 08 tháng 11 năm 2010.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu các bộ thi tuyển Hán văn Việt Nam thế kỷ XV.
8. Chuyên ngành: Hán Nôm.
9. Mã số: 62 22 01 04.
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Khoái.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Lần đầu tiên luận án đã nghiên cứu chuyên sâu về ba bộ thi tuyển Hán văn Việt Nam thế kỷ XV và đặt chúng trong mối liên hệ tương quan.
- Xác định và mô tả các văn bản được lựa chọn nghiên cứu; làm sáng tỏ phương thức tổ chức của ba bộ thi tuyển qua phân tích cấu trúc nội bộ và cấu trúc tương quan theo các đơn vị và cấp độ, làm cơ sở cho sự phân loại thành 2 nhóm: nhóm thi tuyển quốc gia,“sắc tứ san hành” (Việt âm thi tập) và nhóm chuyên tập theo “luật thi”, “trích diễm” (Tinh tuyển chư gia luật thi và Trích diễm thi tập).
- Phân tích, chỉ ra được các cơ sở, tiêu chí thi học cho việc biên tập Việt âm thi tập.
- Chỉ ra được những đặc trưng thi học chữ Hán của Tinh tuyển chư gia luật thi và Trích diễm thi tập.
- Chỉ ra được sự xác lập, vận động, phát triển của tiến trình biên tập thi tuyển chữ Hán Đại Việt thế kỷ XV.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
- Những kết quả rút ra được từ phương thức tổ chức ba bộ thi tuyển có thể làm cơ sở cho việc tham khảo, biên soạn các bộ thi tuyển về sau.
- Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể phục vụ việc giảng dạy các chuyên đề về thi tuyển học, thi học cho chuyên ngành Hán Nôm, văn học Việt Nam trung đại.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Từ những nghiên cứu cụ thể về ba bộ thi tuyển chữ Hán Việt Nam thế kỷ XV, luận án đề xuất hướng phát triển nghiên cứu các thi tuyển chữ Hán theo thi tuyển học, phân loại thi tuyển cũng như khái quát, rút ra các xu hướng biên tập thi tuyển ở các phạm vi rộng mở hơn, các nội dung cơ bản của thi tuyển học nói chung, thi tuyển học chữ Hán nói riêng (đơn vị, cấp độ, ý tưởng). Những nghiên cứu đó về mặt văn hiến học sẽ là cơ sở tư liệu cho việc nghiên cứu thi học chữ Hán Việt Nam thời trung đại.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
14.1. Phạm Vân Dung (2012), “Ba bộ thi tuyển và nền thi học Đại Việt thế kỉ XV”, Kỉ yếu Hội thảo Bốn mươi năm đào tạo và nghiên cứu Hán Nôm (1972 – 2012), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.285 – 300.
14.2. Phạm Vân Dung (2013), “Việt âm thi tập – bộ thi tuyển đầu tiên, tư liệu nguồn cho các công trình biên soạn thơ ca đời sau”, Nghiên cứu thi tuyển chữ Hán Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.89 – 95.
14.3. Phạm Vân Dung (2015), “Tìm hiểu quan niệm thi học của Phan Phu Tiên qua Tân san Việt âm thi tập tự”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Trẻ Nghiên cứu liên ngành trong Khoa học xã hội và nhân văn – Tiếp cận từ góc độ Lý thuyết và thực tiễn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 549 – 563.
14.4. Phạm Vân Dung (2016), “Thướng tiến Việt âm thi tập biểu là của Chu Xa hay Phan Phu Tiên?”, Tạp chí Hán Nôm (3), tr. 27 – 35.
14.5. Phạm Vân Dung (2016), “Trích diễm thi tập tự của Hoàng Đức Lương – Bước tiến hóa trong quan niệm thi ca và tinh thần độc lập tự cường về văn hiến dân tộc”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia 30 năm đổi mới nghiên cứu Văn học, nghệ thuật và Hán Nôm: Thành tựu – vấn đề - triển vọng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 178 – 189.
14.6. Phạm Vân Dung (2017), "Ba bộ thi tuyển Hán văn Việt Nam thế kỉ XV nhìn từ số lượng tác giả và thi phẩm”, Tạp chí Hán Nôm (3), tr.14 – 25.
|