1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hồ Thành Tâm
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 16/01/1986
4. Nơi sinh: Kon Tum
5. Quyết định công nhận NCS số 3216/2014 ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Thay đổi tên đề tài từ Chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk (1954-1975) do PGS.TS. Trương Thị Tiến hướng dẫn thành Chính sách tôn giáo của chính quyền Sài Gòn tại Tây Nguyên (1954-1975) do GS. TS. Đỗ Quang Hưng và PGS.TS. Nguyễn Đình Lê hướng dẫn. Quyết định thay đổi tên đề tài số 191/QĐ-SĐH ngày 09/02/2015.
7. Tên đề tài luận án: Chính sách tôn giáo của chính quyền Sài Gòn tại Tây Nguyên (1954-1975)
8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
9. Mã số: 62.22.03.13
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Quang Hưng, PGS.TS. Nguyễn Đình Lê
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Phác họa diện mạo tôn giáo, tín ngưỡng ở Tây Nguyên thời Pháp thuộc;
- Làm rõ khái niệm chính sách tôn giáo vùng;
- Phân tích nội dung chính sách tôn giáo của chính quyền Sài Gòn tại Tây Nguyên và sự biến chuyển của nó qua hai giai đoạn 1954-1963 và 1964-1975.
- Phân tích phản ứng của các tôn giáo, tầng lớp thủ lĩnh người Thượng và lực lượng cách mạng đối với chính sách tôn giáo của chính quyền Sài Gòn tại Tây Nguyên.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy chuyên ngành Lịch sử Việt Nam và Tôn giáo học tại Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như các cơ quan nghiên cứu khác.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Chính sách tôn giáo của chính quyền tại miền Nam Việt Nam (1954-1975);
- Vấn đề sắc tộc và tôn giáo trong lịch sử cách mạng Việt Nam (1930-1975)
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
- Hồ Thành Tâm (2017), “Ma thuật trong đời sống y tế cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên và phản ứng trước ảnh hưởng của văn minh phương Tây cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên (1), tr.59-67.
- Hồ Thành Tâm (2017), “Chương trình Dinh điền của chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại Tây Nguyên (1957-1961), Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Chuyên san Nghiên cứu chính sách và quản lý (1), tr.76-82.
- Hồ Thành Tâm (2017), “Quan hệ giữa Tây Nguyên với các quốc gia Cổ - Trung đại ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn (4), tr.406-415.
|