1. Họ và tên: Đỗ Thu Huyền;
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 29/9/1984;
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận NCS: số4867/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2014 của Giám đốc ĐHQG Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:(i) Quyết định số 122/QĐ-ĐHQGHN ngày 9/1/2018 về việc cho phép NCS kéo dài thời gian học tập; (ii) Quyết định số 71/QĐ/QĐ-KL ngày 16/1/2018 về việc thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ của NCS của Chủ nhiệm Khoa Luật.
7. Tên đề tài luận án: Pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
9. Mã số: 62 38 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Công Giao, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hiến pháp - Luật Hành chính, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội.
11.Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Kết quả công trình nghiên cứu sẽđược thể hiện ở 3 phần cơ bản sau:
• Nhóm tài liệu: bao gồm tập hợp các tài liệu liên quan đến nội dung của luận án, bao gồm các công trình nghiên cứu, bài viết, đề tài… liên quan đến thu hồi tài sản tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam.
• Nhóm bài viết: một số bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật hoặc báo cáo tổng thuật, kỷ yếu hội thảo…
• Nhóm báo cáo luận án: Bản luận án theo hướng dẫn và bảo vệ thành công trước hội đồng chấm luận án.
Với các kết quảđạt được, Luận án có thểđược sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước hữu quan trong việc hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật thu hồi tài sản tham nhũng. Bên cạnh đó, Luận án cũng có thểđược coi như một tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về phòng, chống tham nhũng tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật vềthu hồi tài sản tham nhũng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, luận án sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng tại Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sởđào tạo, nghiên cứu khác của Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Thu hồi tài sản có yếu tố nước ngoài mặc dù chưa được đề cập sâu trong luận án nhưng được nhìn nhận như xu hướng nghiên cứu tất yếu và là gợi ý hay cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Đỗ Thu Huyền, Vũ Công Giao (2018), “Asset Recovery in the fight against corruption in Vietnam: problems and perspectives”, Tạp chí Jindal Global Law Review, Nhà xuất bản Springer, ISSN 0975-2498, Volume 9, Number 1DOI 10.1007/s41020-018-0057-3; (Chuyên san về: Các chiến lược quản trị mới để phòng ngừa tham nhũng: Pháp luật, Lý thuyết và Thực tiễn), tr.57-74;
2. Đỗ Thu Huyền (2017), “Kinh nghiệm quốc tế về thu hồi tài sản tham nhũng và những giá trị tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20 (348), tr.55-64;
3. Đỗ Thu Huyền, Vũ Công Giao (2016), “Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tr.74-84;
4. Đỗ Thu Huyền (2016), “Vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng trong Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20 (324), tr.10-18;
5. Đỗ Thu Huyền (2016), “Tiếp cận dựa trên quyền trong phòng, chống tham nhũng”, Sách chuyên khảo “Tiếp cận dựa trên quyền con người: Lý luận và Thực tiễn”, tr.93-117;
6. Đỗ Thu Huyền, Vũ Công Giao (2015), “Kinh nghiệm quốc tế về phòng ngừa, quản lý xung đột lợi ích”, Chuyên đề tại Hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm về việc thực hiện Chương II của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ chủ trì;
7. Đỗ Thu Huyền, Vũ Công Giao (2014), “Mối quan hệ giữa phòng, chống tham nhũng và bảo vệ, thúc đẩy quyền con người”, Tạp chí Nội chính, tr.22-27;
8. Đỗ Thu Huyền (2014), “Tác động tiêu cực của tham nhũng với việc bảo đảm quyền con người”, Tạp chí Nhân quyền Việt Nam, tr.51-53.
|