1. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Anh
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 28/08/1978
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh:
Số 2999/2013/QĐ – XHNV – SĐH ngày 31/12/ 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Quyết định số: 4619/QĐ-XHNV ngày 29/12/2016; Quyết định số: 1800/QĐ-XHNV ngày 19/7/2017; Quyết định số: 3550/QĐ-XHNV ngày 29/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2013-X.
7. Tên đề tài luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu: Nội dung và giá trị
8. Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
9. Mã số: 62.31.02.04
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Phùng Hữu Phú, 2. PGS.TS Lại Quốc Khánh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm và chỉ ra cơ sở tác động tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
- Luận án phân tích, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
- Luận giải giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu ở Việt Nam hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra, thanh tra của Đảng và Nhà nước, các chuyên ngành Khoa học chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Kết quả nghiên cứu của luận án mới chỉ là bước đầu, là cơ sở, điều kiện cho việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu, gắn với sự vận động phát triển không ngừng của tình hình mới hiện nay. Do đó, với việc nghiên cứu đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu: Nội dung và giá trị”, đã gợi mở nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo, như:
- Nghiên cứu sâu sắc từng nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu từ đó đi đến khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
- Từ những kết quả nghiên cứu của luận án dưới góc độ tiếp cận Hồ Chí Minh học, luận án đã làm rõ những yêu cầu của thực tiễn đặt ra và một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu trong giai đoạn hiện nay. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp những luận chứng, luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác đấu tranh phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Nguyễn Ngọc Anh (2012), “Công tác kiểm tra của Đảng dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, (9), tr.65-68.
- Nguyễn Ngọc Anh (2012), “Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu với phong trào thi đua yêu nước”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, (10), tr.70-73.
- Nguyễn Ngọc Anh (2014), “Đấu tranh chống tham nhũng dưới góc nhìn từ tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm xây dựng Nhà nước Việt Nam hiện nay”. Hội thảo quốc tế: “Nhà nước pháp quyền: Lý luận và thực tiễn”- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), ngày 18 tháng 9 năm 2014.
- Nguyễn Ngọc Anh (2015) “Quan điểm của Hồ Chí Minh về phòng, chống bệnh quan liêu và ý nghĩa của nó trong giai đoạn hiện nay” - Viết chung trong sách: Nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.34-46.
- Nguyễn Ngọc Anh (2017), “Đẩy mạnh cuộc công tác phòng, chống tham nhũng theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản (127), tr. 48-52.
- Lại Quốc Khánh, Nguyễn Ngọc Anh (2017), “Anti-Corruption from the Perspective of Ho Chi Minh’s Ideology: Towards a Vietnamese Rule of Law” – Viết chung trong sách: The State of Law Comparative Perspectives on the Rule of Law in Germany and Vietnam, Đồng chủ biên: Lại Quốc Khánh; Ulric Von Alemann; Detlef Briesen, NXB Düsseldorf university press, Germany, tr.257-275.
|