1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Tiến
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 01/8/1982
4. Nơi sinh: Hà Tĩnh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 4860/QĐ-KHTN-CTSV ngày 24/11/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3806/QĐ-ĐHKHTN ngày 03/11/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên về việc điều chỉnh tập thể hướng dẫn luận án tiến sĩ.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu quy luật biến động trầm tích tại vùng biển ven bờ cửa sông Hậu.
8. Chuyên ngành: Hải dương học
9. Mã số: 62 44 02 28
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: GS. TS. Đinh Văn Ưu
Hướng dẫn phụ : TS. Đỗ Huy Cường
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đã xác định được quá trình hình thành và biến động vùng nước đục cực đại tại khu vực cửa sông Hậu bao gồm:
- Phân bố vùng nước đục cực đại trong mùa mưa được dịch chuyển ra thềm châu thổ ngập nước trong phạm vị khoảng 20km với hàm lượng trầm tích lơ lửng dao động từ 05. – 1.1g/l. Trong khi vào thời kỳ mùa khô, nước biển có độ muối cao kèm theo hàm lượng trầm tích lơ lửng phía biển xâm nhập sâu và tồn tại bên trong cửa sông gây ra quá trình xáo trộn và kết bông. Phạm vi xâm nhập lên tới 50km tạo nên khối nước có hàm lượng trầm tích lơ lửng cao từ 0.6 – 1.2g/l, khối nước này được di chuyển vào/ra theo dòng triều lên/xuống khoảng vài kilomet theo pha triều.
Vùng độ đục cực đại tại cửa sông Hậu tồn tại quanh năm và được hình thành bởi hiệu ứng barocline do nêm mặn và quá trình kết bông của trầm tích lơ lửng tại vùng nước lợ. Vị trị gần như trùng với vị trí tồn tại của lưỡi nêm mặn và cũng thay đổi theo mùa thủy văn, theo pha triều và biến động mạnh theo không gian và thời gian. Tác động của sóng và dòng triều lên hàm lượng trầm tích lơ lửng và trầm tích đáy trong thời kỳ mùa khô lớn hơn mùa mưa. Vì vậy, phạm vi phân bố theo không gian của vùng có độ đục cực đại tại cửa Hậu trong mùa khô lớn hơn mùa mưa.
- Đánh giá được diễn biến và mức độ bồi xói của khu vực nghiên cứu dưới ảnh hưởng của yếu tố thủy động lực sông – biển tại khu vực cửa sông Hậu bao gồm:
Chế độ thủy động lực khu vực sông Hậu phụ thuộc vào chế độ bán nhật triều không đều với năm kiểu dao động chính chu kì ½ ngày, 1 ngày, ½ tháng, 6 tháng và 12 tháng. Chế độ hải văn biển Đông và chế độ thủy văn sông Mê Kông bị khống chế bởi chế độ gió mùa giữa mùa mưa trong thời kỳ gió mùa Tây Nam và mùa khô trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc và bị biến dạng do tác động của các yếu tố cục bộ, đặc biệt là địa hình đáy biển và đường bờ kết hợp với sự phát xạ năng lượng sóng biển trên vùng nước cạn cận bờ.
Sự tương tác của động lực sông, dao động mực nước và các điều kiện thủy động lực trên châu thổ ngập nước sẽ tạo thành các khu vực bồi - xói ở vùng cửa sông, chúng ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển trầm tích, lắng đọng trầm tích và quy luật bồi xói. Sự tích lũy trầm tích ở khu vực thềm châu thổ ngập nước trong các tháng mùa mưa chỉ là tạm thời khi có các nguồn cung cấp lớn từ lục địa. Trong khi vào thời kỳ mùa khô, dưới tác động của các quá trình động lực trong điều kiện thiếu hụt trầm tích, quá trình tái lơ lửng và phân bố trầm tích diễn ra tạo thành đặc điểm biến động địa hình đáy.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Luận án nghiên cứu liên quan đến quá trình vận chuyển trầm tích, bồi tụ xói lở luồng lạch giao thông thủy tại khu vực cửa sông Hậu.
Kết quả thu được là cơ sở khoa học cho việc quy hoạch định hướng các phương án tổ chức lãnh thổ, triển khai các dự án khả thi trong tương lai, xây dựng các phương án phòng chống xói lở - bồi tụ, ổn định bãi, cửa sông phục vụ cho giao thông thủy, bảo vệ mội trường và phát triển kinh tế biển bền vững.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long đang bị đe dạo bởi: (1) Các tác động của đập thủy điện, sử dụng đất trên lưu vực và phát triển kinh tế xã hội; (2) Biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Những mối đe dạo này cũng tồn tại trên các con sông lớn trên Thế giới. Như vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo là xem xét các tác động của dòng trầm tích từ lưu vực (cũng như sự thay đổi theo chu kỳ năm của thủy văn) và ngập lụt, xâm nhập mặn liên quan đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Nghiên cứu nguồn trầm tích và mực nước biển dâng có thể ảnh hưởng đến hình thái sông và nghiên cứu sự thay đổi của lòng dẫn sông.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1]. Nguyễn Ngọc Tiến (2014), “Nghiên cứu chế độ thủy động lực tại vùng biển ven bờ cửa sông Mê Kông”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển 14 (4), tr. 310-319.
[2]. Nguyễn Ngọc Tiến (2015), “Ảnh hưởng của các yếu tố thủy động lực đến đặc điểm phân bố bùn cát lơ lửng vùng biển ven bờ sông Mê Kông”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 15 (2), tr.150-158.
[3]. Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Trung Thành, Vũ Hải Đăng (2015), “Các đặc trưng thủy động lực và môi trường mùa khô tại vùng biển ven bờ cửa sông Hậu”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 15 (3), tr.235-241.
[4]. Vũ Duy Vĩnh, Trần Đình Lân, Trần Anh Tú, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Ngọc Tiến (2016), “Ảnh hưởng của các quá trình động lực đến biến động địa hình đáy vùng ven biển cửa sông Mêkong”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 16 (1), tr.32-45.
[5]. Vu Duy Vinh, Tran Anh Tu, Tran Dinh Lan and Nguyen Ngoc Tien (2015), “Characteristics of Suspended Particulate Matter and theCoastal Turbidity Maximum Areas of the Mekong River”, Journal of Environmental Science and Engineering A. 4(2), pp.67-78.
[6]. Vu Duy Vinh , Sylvain Ouillon, Nguyen Van Thao and Nguyen Ngoc Tien (2016), “Numerical Simulations of Suspended Sediment Dynamics Due to Seasonal Forcing in the Mekong Coastal Area”, 8, 255, https://doi.org/10.3390/w8060255.
[7]. Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Trung Thành, Vũ Hải Đăng (2016), “Một số kết quả bước đầu về động lực trầm tích lơ lửng trong mùa lũ tại vùng biển ven bờ cửa sông Hậu”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 16 (2), tr.122-128.
[8]. Nguyễn Ngọc Tiến, Đinh Văn Ưu, Nguyễn Thọ Sáo, Đỗ Huy Cường, Nguyễn Trung Thành, Vũ Hải Đăng, Đỗ Ngọc Thực (2017), “Kết quả nghiên cứu về động lực trầm tích lơ lửng mùa khô tại vùng biển ven biển cửa sông Hậu”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 17(2), tr.139-148.
[9]. E.F. Eidam, C.A. Nittrouer, A.S. Ogston, D.J. DeMaster, J.P. Liub, TT.Nguyen, T.N. Nguyen (2017), “Dynamic controls on shallow clinoform geometry: Mekong Delta, Vietnam”, Continental Shelf Research 147, pp.165–181.
[10]. Nguyễn Ngọc Tiến, Đỗ Huy Cường, Đinh Văn Ưu, Nguyễn Thọ Sáo, Trần Anh Tuấn, Lê Đình Nam (2017), “Phân tích biến động đường bờ khu vực bờ biển cửa sông Hậu bằng tư liệu viễn thám”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển 17 (4), tr.373-379.
|