1. Họ và tên Nghiên cứu sinh: Đặng Phương Thảo
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh : 26/01/1981
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận Nghiên cứu sinh số: 3216 / 2014 / QĐ - XHNV- SĐH, ngày 31/12/2014 của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn đào tạo. Quyết định số:
7. Tên đề tài luận án: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Haruki Murakami
8. Chuyên ngành : Lí luận Văn học
9. Mã số: 62 22 01 20
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Lê Huy Bắc; TS. Đào Thị Thu Hằng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án khẳng định Murakami là nhà văn Nhật Bản tiên phong trong việc đổi mới nghệ thuật tự sự. Những cách tân của Murakami vừa có tính chất kế thừa truyền thống vừa có sự tiếp biến và kết hợp với vẻ đẹp của nghệ thuật tự sự phương Tây, tạo thành một phong cách nghệ thuật riêng, độc đáo, góp phần đưa nền văn học dân tộc hòa vào dòng chảy lớn của văn học khu vực và thế giới.
Luận án đi sâu phân tích hình thức tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến với sự gia tăng chủ thể, sự hoán đổi chủ thể và hình thức tự sự qua những bức thư, điểm nhìn di chuyển, dán ghép, tính chất đa thanh tạo nên một bản hợp xướng trữ tình, hoài niệm, giễu nhại, tự trào, triết lí, chiêm nghiệm đã làm nên một sự đột phá trong kĩ thuật kể chuyện của Murakami.
Luận án cho thấy nhà văn đã xây dựng được một hệ thống nhân vật phong phú với hai kiểu nhân vật đặc trưng: kiểu nhân vật bị chấn thương với hình tượng con người cô độc, con người có khuynh hướng tự sát, con người vươn lên hàn gắn sự chấn thương và kiểu nhân vật huyền ảo với con người siêu nhiên, những linh hồn sống, nhân vật kí hiệu – biểu tượng.
Luận án cũng chỉ ra sự dịch chuyển từ thực sang ảo của thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Murakami đã chuyển tải thông điệp về một thế giới đa phương, đa tầng, chứa nhiều bí ẩn mà con người còn chưa thể khám phá, lí giải hết. Cách thức tổ chức không gian, thời gian đem đến một “bầu khí quyển” hậu hiện đại với những đặc thù riêng, thể hiện cách nhìn về thế giới và con người của Murakami: một đời sống - một thế giới hỗn độn, hư vô, con người cô đơn, lạc lõng. Tuy nhiên, trong nỗi cô đơn tận cùng của những con người đang đắm mình trong “bầu khí quyển” đó, nhân vật của ông vẫn vươn lên để tìm lẽ sống.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả của luận án là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu mở rộng ở những tác phẩm mới của nhà văn và sự ảnh hưởng của Murakami tới thế hệ các nhà văn trẻ hậu Murakami. Việc làm này có ý nghĩa lớn để thấy được xu hướng nghệ thuật tiêu biểu của văn học đương đại Nhật Bản, qua đó chúng ta có thể đối chiếu với sự vận động, phát triển của văn học đương đại Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Đào Thị Thu Hằng, Đặng Phương Thảo (2014), “Đặc sắc nghệ thuật Haruki Murakami”, Tạp chí khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội (3), tr.87 - 94.
- Đặng Phương Thảo (2017), “Cách kể hỗn độn trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Murakami Haruki”, Tạp chí khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội (7), tr.34 - 37.
- Đặng Phương Thảo (2017), “Hợp xướng giọng điệu trong tiểu thuyết của Murakami Haruki”, Tạp chí khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội (11), tr.18-28.
- Đặng Phương Thảo (2018), “Kiểu nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết Haruki Murakami”, Tạp chí khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội (4), tr.63-76.
|