1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thanh Việt
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 14/09/1980
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2798/2012/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định đổi tên đề tài luận án tiến sĩ số: 729/QĐ-SĐH ngày 22 tháng 04 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Quyết định kéo dài thời gian học tập số: 113/QĐ-XHNV ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Quyết định kéo dài thời gian học tập (lần 2) số: 4617/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
7. Tên đề tài luận án: Khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý Việt Nam từ 1925 đến 1945
8. Chuyên ngành: Lí luận văn học
9. Mã số: 62 22 01 20
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thành Hưng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Tổng quan các vấn đề lý thuyết quan trọng và tình hình nghiên cứu về các khuynh hướng văn học và khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý trong văn học Việt Nam từ 1925 đến 1945.
- Chỉ ra sự thay đổi tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết từ khi Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách ra đời và một số hướng tiếp cận mới với đề tài phân tích tâm lý trong tiểu thuyết.
- Chỉ ra khuynh hướng dịch chuyển từ tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết tự truyện sang tiểu thuyết tâm lý.
- Chỉ ra những loại hình nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết tâm lý để thể hiện sự thay đổi quan niệm về hiện thực và con người, sự đổi mới tư duy của nhà văn từ 1925 đến 1945.
- Chỉ ra những nét kế thừa và cách tân trên phương diện nghệ thuật của tiểu thuyết tâm lý từ 1925 đến 1945 (về nghệ thuật trần thuật, kết cấu và cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu), từ đó khẳng định những đóng góp của các nhà văn giai đoạn này đối với việc hiện đại hoá tiểu thuyết ở nước ta.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:Biên soạn tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Văn học
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu các khuynh hướng, các trào lưu văn học
- Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Trần Thanh Việt (2016), “Hiện tượng dịch chuyển hồi ký sang giai thoại qua trường hợp Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng và Cát bụi chân ai của Tô Hoài”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia 30 năm đổi mới nghiên cứu Văn học, Nghệ thuật và Hán Nôm thành tựu – vấn đề - triển vọng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.459-469
- Trần Thanh Việt (2017), “Khuynh hướng vận động và phát triển từ tự truyện sang tiểu thuyết tâm lý trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945”, Tạp chí Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật (12), tr.102-108
- Trần Thanh Việt (2018), “Xu hướng dịch chuyển tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lý trong văn học Việt Nam 1930 – 1945”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật (1), tr.100-103
|