1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Chiến Thắng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 16/11/1985
4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn 04 tháng (1/2018 đến 4/2018)
7. Tên đề tài luận án: Báo chí với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
8. Chuyên ngành: Báo chí học
9. Mã số: 62 32 01 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Đề tài "Báo chí với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" về cơ bản đã đạt được mục tiêu nghiên cứu là nhận diện, từ đó đánh giá thực trạng và hiệu quả truyền thông trên nền tảng lý thuyết đóng khung và truyền thông thuyết phục cho các cuộc vận động xã hội mà báo chí Việt Nam đã và đang thực hiện, thông qua việc trả lời được 3 câu hỏi nghiên cứu, kiểm định cho ra kết quả chấp nhận 4 giả thuyết nghiên cứu đặt ra.
- Về thực trạng truyền tải thông điệp CVĐ của báo chí: Thông điệp về CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trên báo chí tập trung vào chủ trương, chính sách hơn là khai thác sâu vào các khía cạnh tích cực liên quan tới sản phẩm hàng Việt Nam. Về hình thức thể loại thì tin tức sự kiện là thể loại chính trong cách thức đưa tin về CVĐ của báo chí, phóng sự hay ý kiến chuyên gia, ý kiến người tiêu dùng về CVĐ cũng như đánh giá sản phẩm hàng Việt Nam còn rất hạn chế. Trong các nguồn tin mà báo chí khai thác thì chính phủ và doanh nghiệp là 2 nguồn tin chính của báo chí trong việc khai thác nội dung liên quan đến CVĐ. Kết quả phân tích cũng chỉ ra nguồn cung cấp thông tin có ảnh hưởng đến tính chất tích cực, trung lập, tiêu cực trong thông điệp.
- Về hiệu quả hoạt động báo chí về CVĐ: Phần lớn công chúng đều nhận thức khá đầy đủ về các nội dung về CVĐ mà báo chí truyền tải, trong đó, mức độ nhận thức về ý nghĩa của CVĐ càng lớn thì càng khiến công chúng có cái nhìn thiện cảm đối với sản phẩm hàng Việt Nam. Người dân hưởng ứng CVĐ sau khi tiếp cận thông tin từ báo chí một cách tích cực và càng tiếp cận thông tin về CVĐ trên báo chí người dân càng tin tưởng hơn vào cuộc vận động. Những thông tin về cuộc vận động được báo chí truyên tải có sức lan tỏa đến công chúng và được công chúng quan tâm chia sẻ thông tin, khi họ càng nắm bắt được nhiều thông tin về hàng Việt Nam trên báo chí thì người tiêu dùng càng ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Thông qua việc soi chiếu lý thuyết vào nghiên cứu cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", luận án góp phần đánh giá cụ thể hơn hiệu quả truyền thông của cuộc vận động này và làm tài liệu tham khảo cho các cuộc vận động khác.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực báo chí học về thực trạng và hiệu quả truyền thông của báo chí về một cuộc vận động xã hội tại Việt Nam, luận án là một tài liệu tham khảo có hệ thống cho những nhà nghiên cứu, giảng dạy và thực hành báo chí, truyền thông, kinh tế. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần mở ra những hướng nghiên cứu mới về hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền, vận động; khả năng thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng với các thông tin đăng tải trên các phương tiện báo chí.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Phạm Chiến Thắng (2015), “Khủng hoảng truyền thông trong môi trường truyền thông hiện đại”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên Tập 145 (15), tr. 79-83.
2. Phạm Chiến Thắng (2016), “Sự đóng khung thông tin của báo chí về cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên Tập 156 (11), tr. 121-124.
3. Phạm Chiến Thắng (2017), “Bàn về lý thuyết truyền thông thuyết phục”, Tạp chí Người làm báo (402), tr. 53-55.
4. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phạm Chiến Thắng (2017), “Truyền thông về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên báo chí”, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông (11), tr. 42-46.
5. Phạm Chiến Thắng (2017), “Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên báo chí dưới góc nhìn của lý thuyết khung”, Tạp chí thông tin đối ngoại (165), tr. 47-50.
6. Phạm Chiến Thắng (2018), “Truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế dưới góc nhìn của lý thuyết truyền thông thuyết phục”, Kỷ yếu hội thảo khoa học truyền thông về chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả, tr. 221-229.
|