1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Quốc Cường
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 06/10/1982
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ – XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án chính thức đề nghị bảo vệ cấp nhà nước: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ - tiếp cận từ chủ nghĩa nữ quyền
8. Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
9. Mã số: 62 31 02 04
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án tập trung xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ từ cách tiếp cận chủ nghĩa nữ quyền.
- Luận án làm rõ nội hàm và khái quát nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ từ phương pháp tiếp cận chủ nghĩa nữ quyền.
- Khái quát giá trị và định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Tiếp tục khẳng định và phát triển các quan điểm của Hồ Chí Minh về đấu tranh giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền phụ nữ và sự tiến bộ của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
- Góp phần khẳng định tính khoa học, toàn diện của di sản Hồ Chí Minh cũng như sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu học tập trong các nhà trường, cơ quan, đơn vị về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ nói riêng.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Công tác phụ nữ
- Thực hiện quyền phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ
- Bình đẳng giới
- Đào tạo đội ngũ cán bộ nữ
- Quyền tham chính của phụ nữ
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Trần Quốc Cường (2015), “Bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho phụ nữ Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển nhân lực (44), tr.18-20.
2. Trần Quốc Cường (2016), “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nữ dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XII của Đảng”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị Quân sự (158), tr.26-28.
3. Trần Quốc Cường (2016), “Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ nữ trong thời gian tới”, Tạp chí Cộng sản ĐT (3).
4. Trần Quốc Cường (2017), “Thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị Quân sự (166), tr.98-100.
5. Trần Quốc Cường (2017), “Tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước”, Tạp chí Cộng sản ĐT (6).
6. Trần Quốc Cường (2017), “Đạo đức cách mạng”, sách Một số tác phẩm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr. 149-166.
7. Trần Quốc Cường (2018), “Giảng dạy tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Cán bộ trẻ và Học viên sau đại học năm 2017, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.17-32.
8. Trần Quốc Cường (2018), “Thực hiện quyền phụ nữ trong điều kiện địa chính trị Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ X, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 932-941.
9. Nguyễn Thị Báo, Trần Quốc Cường (2018), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ”, Tạp chí Khoa học Chính trị (4), tr. 20-24.
10. Trần Quốc Cường (2018), “Giải pháp học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên ở đơn vị cơ sở trong Quân đội hiện nay”, sách Phong cách Hồ Chí Minh lý luận và vận dụng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 205-217.
11. Trần Quốc Cường (2018), Đổi mới phương pháp, tác phong công tác của cán bộ phụ nữ Quân đội hiện nay theo phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm, Đề tài Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội lần thứ XVIII năm 2018, Giải nhất.
12. Trần Quốc Cường, Bùi Minh Trang (2018), “Phụ nữ quân đội tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội”, Tạp chí Khoa học Quân sự (12), tr. 68-72.
13. Trần Quốc Cường (2019), “Phát triển bền vững đội ngũ cán bộ quản lý nữ cấp trung trong tiến trình cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XI năm 2019, NXB Thanh niên, Hà Nội, tr. 509-517.
|