1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Thị Thu Hà
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 30/12/1985
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV- SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề vùng Châu thổ sông Hồng (Nghiên cứu trường hợp làng Hạ Thái, xã Duyên Thái và làng Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội)
8. Chuyên ngành: Xã hội học
9. Mã số: 62310301
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh
11. Tóm tắt kết quả mới của luận án:
Luận án đã làm rõ việc sử dụng vốn xã hội của phụ nữ trong các công đoạn sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở làng nghề vùng Châu thổ sông Hồng. Vốn xã hội của phụ nữ, cụ thể là mạng lưới và lòng tin có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề vùng châu thổ sông Hồng. Trong quá trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phụ nữ ở các làng nghề vận dụng vốn xã hội co cụm vào trong hay vốn xã hội vươn ra bên ngoài tùy thuộc từng công đoạn sản xuất cụ thể. Từ dữ liệu thực nghiệm, luận án đã khái quát hóa một số quan điểm lý thuyết về vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
- Chính quyền địa phương nơi có các làng nghề được khảo sát là xã Duyên Thái và xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội cũng như các làng nghề truyền thống có đặc điểm tương đồng ở các địa phương khác có thể tham khảo, bổ sung, hoàn thiện các chính sách xã hội tăng cường vốn xã hội bắc cầu để phụ nữ nói riêng và người dân sản xuất tiểu thủ công nghiệp nói chung phát triển kinh tế;
- Làm tài liệu tham khảo và giảng dạy xã hội học về giới, về phụ nữ, tại các trường đại học và các cơ sở giáo dục khác.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Ảnh hưởng của vốn xã hội đến vị thế của phụ nữ trong các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Phan Thị Thu Hà (2017), “Vai trò của phụ nữ trong vận dụng vốn xã hội để huy động vốn tài chính phục vụ sản xuất ở các làng nghề truyền thống vùng Châu thổ sông Hồng”, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn 3 (2b), tr. 225-236.
2. Phan Thị Thu Hà (2018), “Vai trò giới trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở một số làng nghề vùng Châu thổ sông Hồng”, Doanh nghiệp nữ trong cách mạng công nghiệp 4.0, tr. 326-339, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
3. Phan Thị Thu Hà (2018), “Sử dụng vốn xã hội trong đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất của phụ nữ một số làng nghề vùng Châu thổ sông Hồng”, Lao động nữ chưa qua đào tạo – Những vấn đề xã hội trong kỷ nguyên số, tr. 237-251, NXB Lao động, Hà Nội.
4. Phan Thị Thu Hà (2018), “Vốn xã hội của phụ nữ trong tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp ở một số làng nghề truyền thống vùng Châu thổ sông Hồng”, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, 4 (3b), tr. 399 – 412.
|