Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Bùi Thanh Hùng
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu cấu trúc các trường thủy động lực và môi trường vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ phục vụ dự báo ngư trường.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Thanh Hùng               

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 04 -07 -1980                                           

4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 2934/QĐ-KHTN-CTSV ngày 07/09/ 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định số  255/QĐ-ĐHKHTN ngày 02/02/2015 và 743/QĐ-ĐHKHTN ngày 31/3/2016 về việc gia hạn thời gian bảo vệ luận án cho NCS.

- Quyết định số 5065/QĐ-ĐHKHTN ngày 30/12/2016 về việc buộc thôi học và trả NCS về địa phương/cơ quan công tác của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu cấu trúc các trường thủy động lực và môi trường vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ phục vụ dự báo ngư trường.

8. Chuyên ngành: Hải dương học                                  

9. Mã số: 62 44 02 28

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  Hướng dẫn chính: PGS. TS. Đoàn Văn Bộ; Hướng dẫn phụ:   TS. Chu Tiến Vĩnh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

1. Đã tập hợp, kiểm chứng và chuẩn hóa được bộ dữ liệu hải dương học nghề cá vùng biển VBB, bao gồm các đặc trưng cơ bản cấu trúc các trường thủy động lực và môi trường biển cùng năng suất đánh bắt cá nổi nhỏ. Đây là bộ số liệu hải dương học nghề cá VBB có độ tin cậy cao, mang tính tổng hợp, đồng bộ, đầy đủ và hoàn chỉnh nhất đến thời điểm này.

2. Phân bố, biến động các cấu trúc thủy động lực và môi trường biển VBB (trong nghiên cứu này) thể hiện rõ “tính khu vực” và “tính mùa” và nhìn chung không có khác biệt so với các kết quả nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, xu thế nền nhiệt nước biển tầng mặt tăng khoảng 0,5oC trong 25 năm qua kể từ 1992 (điều này còn phải nghiên cứu thêm) có thể sẽ là chỉ thị của sự bất lợi cho môi trường, theo đó sinh khối và năng suất sinh học quần xã plankton VBB đã thể hiện xu thế suy giảm.

3. Tiếp cận mối quan hệ “cá - môi trường” là giải pháp đúng trong nghiên cứu sự phân bố, biến động và khả năng tập trung hay phân tán của các đàn cá biển, đồng thời cũng là cơ sở phương pháp luận xây dựng dự báo ngư trường hạn ngắn. Hướng tiếp cận này đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu và đang từng bước triển khai nghiên cứu ứng dụng trong dự báo ngư trường ở Việt Nam.

4. Quan hệ giữa mật độ cá nổi nhỏ với một số đặc trưng cơ bản của cấu trúc thủy động lực và môi trường vùng biển phía tây VBB đã được phân tích và xác định, theo đó vùng mật độ cao có xu hướng tập trung về phía dải nhiệt ấm 26-29oC, dị thường nhiệt tầng mặt dương 1-3oC, gradien ngang nhiệt mặt biển nhỏ hơn 0,1oC/10km (vùng ít biến động nhiệt), độ muối cao 33-33,5‰, gradien ngang độ muối tầng mặt dưới 0,05‰/10km (vùng ít biến động muối), tốc độ dòng chảy trung bình 10-30cm/s (vùng nước động vừa phải) và giàu nguồn thức ăn cơ sở. Đây được xem là những khoảng sinh thái thuận và là chỉ thị cho ngư trường khai thác cá nổi nhỏ vùng biển phía tây VBB.

 

5. Mối quan hệ định lượng giữa năng suất đánh bắt cá nổi nhỏ với các yếu tố môi trường vùng biển phía tây VBB đã được xác định thông qua 12 phương trình hồi quy tuyến tính đa biến đại diện cho 12 tháng trong năm, trong đó 9 phương trình có độ tin cậy chấp nhận (trừ phương trình các tháng 2, 3 và 9). Ứng dụng mối quan hệ này trong dự báo thử nghiệm ngư trường khai thác cá nổi nhỏ vùng biển phía tây VBB từng tháng trong các năm 2015-2016 cho thấy, trong các tháng mùa hè ngư trường có xu hướng phân bố rải rác trên toàn vùng biển, trong các tháng mùa đông ngư trường có xu hướng tập trung thành các vùng có mật độ cá nổi nhỏ cao thấp khác biệt và có sự dịch chuyển ra khu vực giữa và cửa vịnh. Kiểm chứng định tính dự báo ngư trường theo mật độ tàu cá cho thấy ngư trường dự báo có phân bố tương đối phù hợp với ngư trường thực tế.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Kết quả của luận án đã bổ sung những cơ sở và những luận điểm khoa học tin cậy về phân bố, biến động các đàn cá (mùa vụ, độ sâu tập trung các bãi cá, khoảng sinh thái thuận v.v..) có liên quan đến các đặc trưng thuỷ động lực và môi trường ở vùng biển nghiên cứu, đồng thời góp phần hiện đại hóa hệ thống thông tin dự báo ngư trường ở Việt Nam.

- Dự báo được ngư trường khai thác đối tượng cá nổi nhỏ ở VBB có kiểm chứng cho kết quả tốt. Triển khai áp dụng các nghiên cứu của luận án vào công tác dự báo ngư trường cung cấp cho bà con ngư dân sẽ giúp giảm thiểu chi phí, thời gian tìm kiếm ngư trường, nâng cao hiệu quả sản xuất trên biển đồng thời giảm áp lực khai thác lên các đối tượng khác đang bị khai thác quá mức, góp phần cùng ngư dân bám biển làm giàu và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

1.   Tiếp tục cập nhật dữ liệu (nghề cá và hải dương) đặc biệt trong các tháng (2,3 và 9) còn ít dữ liệu để có thể thiết lập mối tương quan tin cậy cho tất cả các tháng trong năm tiến tới nghiên cứu hoàn thiện các mô hình và quy trình dự báo nghiệp vụ ngư trường khai thác cá nổi nhỏ ở VBB.

2.   Do tập quán khai thác đặc thù của nghề khai thác cá nổi nhỏ là chuyến biển thường ngắn ngày (trong ngày, hoặc 3- 4 ngày, hoặc tuần). Cần nghiên cứu xây dựng dự báo ngư trường khai thác cá nổi nhỏ chi tiết hơn (hạn10 ngày, hạn tuần và dưới tuần) đồng thời mở rộng cho toàn vùng biển Việt Nam nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ hoạt động khai thác trên biển.

3.    Triển khai các nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực hải dương học nghề cá như gắn chíp, thẻ từ, đánh dấu... thu thập thông tin về di cư và các điều kiện môi trường sống của cá nổi nhỏ ở từng vùng biển bổ sung điều kiện đầu vào để nâng cao chất lượng các bản dự báo.

14. Các công trình liên quan đến luận án

1.   Đoàn Bộ, Nguyễn Hương Thảo, Bùi Thanh Hùng (2012), “Ước tính trữ lượng tiềm năng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển vịnh Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 28, số 3S tr.9-15.

2.   Bùi Thanh Hùng, Nguyễn Khắc Bát, Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Đức Linh, Hán Trọng Đạt (2015), “Phân tích, đánh giá chuỗi dữ liệu nhiệt - muối làm đầu vào cho mô hình dự báo ngư trường khai thác hải sản vịnh Bắc Bộ”, Tạp chí NN&PTNT Chuyên đề nghiên cứu nghề cá biển 2015, tr.180-191.

3.   Bùi Thanh Hùng, Nguyễn Viết Nghĩa, Nguyễn Đức Linh, Trần Văn Vụ (2015), “Một số đặc điểm hải dương học nghề cá vùng biển ven bờ Việt Nam năm 2012, Tạp chí NN&PTNT Chuyên đề nghiên cứu nghề cá biển 2015, tr.168-179.

4.   Trịnh Thị Lê Hà, Đặng Thị Mai, Đoàn Bộ, Bùi Thanh Hùng (2015), “Triển khai mô hình chu trình chuyển hóa nitơ đánh giá năng suất sinh học quần xã plankton vịnh Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T31, 1S, tr.22-29.

5.   Đoàn Bộ, Nguyễn Hoàng Minh, Bùi Thanh Hùng, Nguyễn Duy Thành, Nguyễn Văn Hướng (2015), “Quy trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác nguồn lợi cá ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T31, 1S , tr.6-12.

6.   Nguyễn Văn Hướng, Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Duy Thành, Hán Trọng Đạt, Bùi Thanh Hùng, Nguyễn Đức Linh, Trần Văn Vụ, Nguyễn Thị Thùy Dương (2016), “Kết quả dự báo ngư trường khai thác nghề chụp mực ở vùng biển vịnh Bắc Bộ năm 2015”, Tạp chí NN&PTNT Chuyên đề nghiên cứu nghề cá biển 2016, tr.121-126.

7.   Bùi Thanh Hùng, Nguyễn Hoàng Minh, Hán Trọng Đạt, Nguyễn Đức Linh, Nguyễn Văn Hướng (2016), “Kiểm chứng dữ liệu dự báo nhiệt - muối tại vùng biển miền Trung và Đông nam bộ phục vụ dự báo ngư trường”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S, tr.95-100.

8.   Bùi Thanh Hùng, Đoàn Văn Bộ (2017), “Nghiên cứu mối tương quan giữa cá nổi nhỏ và cấu trúc các trường hải dương ở vùng biển phía tây vịnh Bắc Bộ”, Tạp chí NN& PTNT Chuyên đề nghiên cứu nghề cá biển 2017, tr.121-126.

9.   Nghia NV and Hung BT (2018), “Relationship between Abundance of Sardines and Oceanographic Conditions in Tonkin Gulf, Vietnam”, Journal of Oceanography and Marine Research. J Oceanogr Mar Res 2018, 6:3DOI: 10.4172/2572-3103.1000184

10. Nguyễn Viết Nghĩa, Bùi Thanh Hùng, Nguyễn Hoàng Minh, Vũ Việt Hà (2018), “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố hải dương đến sự phân bố của cá nục và cá bạc má ở vùng biển vịnh Bắc Bộ”, Tạp chí NN&PTNT Chuyên đề nghiên cứu nghề cá biển 2018, tr.40-51.

 Chu Đức - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   |