1. Họ và tên: Phạm Thị Hạnh 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 06/05/1986 4. Nơi sinh: Phú Xuyên, Hà Nội 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684 /QĐ-XHNV, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không thay đổi 7. Tên đề tài luận án: Tiểu thuyết của Haruki Murakami từ góc nhìn văn hóa 8. Chuyên ngành: Lý luận văn học 9. Mã số 62 22 01 20 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đức Ninh 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Về mặt lý luận: Luận án áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp văn hóa học, phương pháp phê bình tiểu sử học, phương pháp văn hóa, lịch sử…, chúng tôi nghiên cứu sâu tác phẩm của Murakami, từ đó khám phá và chỉ ra những cách diễn giải mới về tác phẩm của ông khi được soi chiếu từ góc nhìn văn hóa: Các diễn giải này xoay quanh bối cảnh xã hội Nhật Bản truyền thống và đương đại, đặc biệt là chủ nghĩa tiêu dùng văn hóa (cultural consumerism), các không gian văn hóa đại chúng, các mã văn hóa… - Về mặt thực tiễn: Thứ nhất là, luận án khái quát tình hình giới thiệu, nghiên cứu tiểu thuyết Murakami ở Việt Nam, đặc biệt là vấn đề văn hóa trong sáng tác của Murakami. Thứ hai là, luận án lí giải các yếu tố nội dung và nghệ thuật thể hiện trong tiểu thuyết của Haruki Murakami từ những yếu tố văn hóa, liên văn hóa trong mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống và hiện đại của Nhật Bản, giữa văn hóa hiện đại Nhật Bản với văn hóa phương Tây (Mỹ). Ngoài ra, luận án còn phân tích những kiểu mô thức văn hóa (chủ thể văn hóa, không gian văn hóa, tư tưởng thẩm mỹ, mã văn hóa - biểu tượng, cổ mẫu…) được thể hiện trong tiểu thuyết của Murakami. Thứ ba là, trên cơ sở thực tiễn, luận án này là một minh chứng, chứng minh rằng văn chương của Murakami không hề xa rời văn học truyền thống Nhật Bản, đồng thời với sáng tác của mình, Murakami đã 1. tái trình hiện về văn hóa đương đại Nhật Bản, vốn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây đặc biệt là văn hóa đại chúng Mỹ; 2. tạo ra bước ngoặt mới trong sáng tác văn chương hiện đại Nhật Bản. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án làm tài liệu nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam, về văn hóa tâm linh trong văn học. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu văn hóa, Văn học Nhật Bản đương đại 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: 1. Phạm Hạnh (Phạm Thị Hạnh) (2019), “Vấn đề cổ mẫu trong tiểu thuyết của Haruki Murakami”, Lý luận phê bình văn học nghệ thuật (10), tr. 108-115. 2. Phạm Thị Hạnh (2019), “Biểu tượng trong tiểu thuyết của Haruki Murakami”, Văn hóa nghệ thuật 11 (425), tr.86-89.
|