1. Họ và tên: Nguyễn Quang Đức 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 02/5/1988 4. Nơi sinh: Nam Định 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 5385/QĐ-ĐHQGHN ngày 31/12/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định số 364/QĐ-KL ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Chủ nhiệm Khoa Luật về việc thay đổi cán bộ hướng dẫn luận án cho nghiên cứu sinh. 7. Tên đề tài luận án: Chế độ sở hữu trong các Hiến pháp Việt Nam 8. Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật 9. Mã số: 9380101.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Chu Hồng Thanh; PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Mục đích nghiên cứu của luận án: giải quyết một số vấn đề lý luận trong chuyên ngành và thực tiễn như: xây dựng cơ sở lý luận của chế độ sở hữu trong hiến pháp; xác định quy luật vận động của chế độ sở hữu trong hiến pháp Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của luận án: là “chế độ sở hữu trong hiến pháp”. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Phương pháp phân tích quy phạm; Phương pháp phân tích tư liệu; Phương pháp so sánh; Phương pháp lịch sử; Phương pháp định tính. Các kết quả mới của luận án: Thứ nhất, Luận án xây dựng khung lý thuyết về cơ sở hình thành chế độ sở hữu trong hiến pháp trên cơ sở tiếp cận liên ngành giữa luật học, lịch sử và kinh tế - chính trị. Thứ hai, Luận án chỉ ra quy luật vận động của chế độ sở hữu trong các Hiến pháp Việt Nam diễn ra theo hai chu kỳ trái ngược nhau. Chu kỳ thứ nhất từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1980 là quá trình tiến tới xóa bỏ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chu kỳ thứ hai từ Hiến pháp năm 1992 đến Hiến pháp năm 2013 diễn tiến theo hướng ngược lại, đó là đa dạng hóa trở lại các hình thức sở hữu, công nhận sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (ngoại trừ đất đai). Thứ ba, Luận án đưa ra quan điểm và kiến nghị hoàn thiện về chế độ sở hữu trong hiến pháp Việt Nam, như: tiếp tục quá trình mở rộng quyền sở hữu tư nhân, tạo sự bình đẳng giữa các chủ thể sở hữu, minh định hình thức sở hữu toàn dân, khả năng mở rộng các loại hình sở hữu, kết hợp nhiều hình thức sở hữu. Thứ tư, Luận án chỉ ra “chế độ tiếp cận mở - open access regimes” có thể là một hướng tiếp cận khả dĩ đối với các phát sinh hiện nay liên quan đến một số đối tượng sở hữu là nguồn tài nguyên chung (như bãi biển, sông suối, bãi chăn thả gia súc,…). 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Ý nghĩa thực tiễn của Luận án thể hiện ở hai (02) khía cạnh sau: Một là, qua phân tích xu thế phát triển của chế độ sở hữu trong hiến pháp trước bối cảnh mới tác giả có một số kiến nghị hoàn thiện chế độ sở hữu trong quá trình sửa đổi hiến pháp về sau; Hai là, Luận án bổ sung tư liệu nghiên cứu, học tập về lĩnh vực luật học (sở hữu, hiến pháp), kinh tế - chính trị và lịch sử. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): NCS dự định tiếp tục nghiên cứu về chế độ sở hữu trong các mô hình hiến pháp; và ứng dụng chế độ tiếp cận mở trong giải quyết các thách thức về chế độ sở hữu ở Việt Nam. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: Nguyễn Quang Đức (2018), “Cơ sở hình thành chế độ sở hữu trong hiến pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 19 [371] kỳ 1 tháng 10, tr. 8 - 14. Nguyễn Quang Đức (2018), “Nhu cầu và phân loại hiến pháp theo quan điểm thực chất”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - chuyên san Luật học, Tập 34, Số 4, tr. 89 - 95. Nguyễn Quang Đức (2019), “Chế độ sở hữu trong các Hiến pháp Việt Nam trước thời kỳ Đổi mới”, Tạp chí Công thương, Số 11 (tháng 6), tr. 78 - 84. Nguyễn Quang Đức (2019), “Vị thế và xu thế phát triển của sở hữu tư nhân và sở hữu chung”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - chuyên san Luật học, Tập 35, Số 3, tr. 63 - 69. Nguyen Quang Duc, Bui Thuy Hien (2020), “The formation and development of the ownership regime through the Constitutions of Vietnam”, 8th Asian Constitutional Law Forum ‘Asian Constitutional Law: Recent Developments and Trends’, on 6-7 December 2019, in Hanoi, Vietnam, pp.101-116.
|