Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Ông Thị Mai Thương
Tên đề tài: Sự tham gia xã hội của người đi lao động nước ngoài sau khi trở về nước (nghiên cứu trường hợp một số xã, phường trên địa bàn tỉnh Nghệ An)

1. Họ và tên: Ông Thị Mai Thương                                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 18/10/1985                                               4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/QĐ-XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: Sự tham gia xã hội của người đi lao động nước ngoài sau khi trở về nước (nghiên cứu trường hợp một số xã, phường trên địa bàn tỉnh Nghệ An)

8. Chuyên ngành: Xã hội học                                         9. Mã số:  62 31 03 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Quyết

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, người đi lao động nước ngoài trở về gặp không ít khó khăn trong quá trình tham gia vào thị trường việc làm trong nước sau một thời gian sống và lao động ở nước ngoài. Họ gặp khó khăn khi “tìm kiếm, tiếp cận các thông tin về việc làm”, “tìm kiếm công việc phù hợp với kinh nghiệm khi lao động ở nước ngoài”, “tìm kiếm công việc phù hợp với trình độ học vấn”, “khó khăn khi tái hòa nhập với thị trường việc làm”.

Trong quá trình tham gia hoạt động kinh tế sau khi trở về, người lao động nhận được sự trợ giúp từ gia đình, họ hàng, bạn bè, hội đồng hương khi đi lao động ở nước ngoài, người cùng làng quê, các doanh nghiệp tư vấn xuất khẩu lao động trên địa bàn, nổi bật nhất là sự giúp đỡ, chia sẻ về thông tin, ý tưởng làm ăn và những kinh nghiệm làm việc tại quê nhà. Phần lớn họ chưa tìm thấy được các thông tin hữu ích từ các cơ quan chức năng của Nhà nước trong việc định hướng việc làm cho họ sau khi trở về.

Ngược lại, không thể phủ nhận một thực tế rằng người đi lao động nước ngoài đã tích lũy cho bản thân nguồn vốn về tài chính, vốn xã hội cũng như những kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu. Và khi trở về, có không ít người đã vận dụng khéo léo những nguồn vốn đó trong bối cảnh kinh tế xã hội ở quê nhà tạo nên sự thành công cho họ, đồng thời còn có thể đóng góp tạo thêm nhiều việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần phát triển quê hương.

Về việc tham gia các nhóm xã hội, kết quả nghiên cứu cho thấy người đi lao động ở nước ngoài sau khi trở về có tham gia vào các nhóm/đoàn thể xã hội tại địa phương, bao gồm những nhóm xã hội chính thức và phi chính thức. Mức độ tham gia vào các nhóm/đoàn thể xã hội không cao, phần lớn vẫn rất mờ nhạt. Bên cạnh đó, mối quan hệ tương hỗ giữa người lao động hồi cư với các nhóm xã hội tại địa phương được thể hiện ở khía cạnh: sự tương tác “cùng giúp đỡ lẫn nhau” giữa họ và các nhóm xã hội khác. Các đoàn thể/nhóm xã hội chính thức tại địa phương chưa thật sự chủ động quan tâm, hỗ trợ người đi lao động nước ngoài sau khi trở về. Mối quan hệ tương tác giữa họ với các nhóm xã hội chủ yếu vẫn thiên về các nhóm xã hội phi chính thức và có liên quan đến hoạt động kinh tế của họ.

Xét về khía cạnh cộng đồng cũng như chính quyền địa phương đối với người đi lao động nước ngoài trở về đã có sự quan tâm song vẫn ở bề mặt, chưa thực sự sâu sát đến đối tượng này, đặc biệt là những người mới trở về.

Xét về tính chủ động của người đi lao động nước ngoài hồi cư trong việc tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng tại địa phương, kết quả nghiên cứu cho thấy chủ yếu vẫn ở mức độ “không chủ động”. Về khách quan, đoàn thể xã hội, cộng đồng tại địa phương chưa thực sự chủ động quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của họ sau khi trở về. Về chủ quan, họ vẫn chưa nhìn nhận được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tham gia các hoạt động xã hội trong đời sống hàng ngày.

Sự gắn kết giữa người đi lao động nước ngoài với cộng đồng địa phương sau khi trở về được thể hiện ở chỉ báo mức độ dựa vào cộng đồng khi họ gặp khó khăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy lao động trở về chủ yếu tự dựa vào bản thân để giải quyết những vấn đề khó khăn mà họ phải đối mặt. Bên cạnh đó, họ cũng dựa vào những nhóm xã hội có mối quan hệ thân thiết như người thân, họ hàng, bạn bè, sau đó mới nhờ cậy đến các nhóm xã hội khác như hàng xóm láng giềng, người cùng làm việc. Đáng lưu ý là chính quyền đoàn thể địa phương hay cơ quan ở nơi làm việc không phải là nhóm xã hội thực sự được họ tin tưởng nhờ cậy khi gặp khó khăn. Qua đó có thể thấy rằng mạng lưới quan hệ xã hội của người đi lao động nước ngoài trở về trong nghiên cứu này vẫn mang tính co cụm trong phạm vi hẹp là gia đình, người thân, bạn bè. Xét ở góc độ tham gia xã hội thì nhóm lao động này rất hạn chế tham gia vào các mối quan hệ xã hội mở rộng, đặc biệt là mối quan hệ với người dân và các cơ quan chính quyền, tổ chức đoàn thể ở địa phương và nơi làm việc. Xét ở góc độ vốn xã hội, kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng người lao động hồi cư khá “nghèo” trong vốn xã hội của họ.

12.  Khả năng ứng dụng trong thực tiển: (nếu có):  Dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy học phần Chính sách xã hội.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Ông Thị Mai Thương, (2019), “Khái niệm tham gia xã hội”, Tạp chí Khoa học Xã hội – Tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (3), tr. 103-112.

- Ông Thị Mai Thương (2019), “Những nghiên cứu về người đi lao động nước ngoài hồi cư và vấn đề đặt ra ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (4), tr. 242-246.

 

 Vũ Tú Quỳnh
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   |