Chiều ngày 02/7/2005 - một ngày trước khi các thí sinh bắt đầu làm thủ tục đăng ký dự thi (03/7/2005), cơn mưa rào ập xuống làm tiết trời Hà Nội dịu bớt cái oi nồng của một ngày hè. Không ít người dân Thủ đô chung niềm xúc cảm với những sĩ tử: sợ ngập đường và ách tắc giao thông. Ngày 03/7/2005 - một ngày chủ nhật, thời tiết không quá nóng và cũng không mưa - đường phố Hà Nội vắng vẻ hơn thường nhật, thuận tiện cho các sĩ tử tham gia giao thông đến địa điểm thi làm thủ tục.
Sáng ngày 04/7/2005, cơn mưa rào bất chợt khiến tiết trời dịu đi phần nào, phố phường Hà Nội lại tấp nập hơn bởi dòng người từ khắp nơi đổ về các địa điểm thi. Chỉ tính riêng ĐHQGHN đã có gần 7.000 thí sinh tham gia môn thi đầu tiên tại 12 điểm thi trong thành phố. Theo dự báo của Đài Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, nhiệt độ của trời Hà Nội hôm nay từ 25-32 độ C, thấp hơn một tuần trước từ 5-7 độ, có mưa rào và gió tây nam cấp 1, báo hiệu một ngày không quá nóng, tạo điều kiện khá tốt cho các sĩ tử tham gia kỳ thi.
Dạo một vòng quanh các địa điểm thi của ĐHQGHN, theo ghi nhận ban đầu của chúng tôi, không có cảnh tắc nghẽn giao thông vào buổi thi đầu tiên. Bên cạnh sự bảo đảm an toàn giao thông của chính quyền và cơ quan chức năng địa phương, đường phố được lưu thông có một phần công sức của sinh viên tình nguyệncủa các trường đại học trên địa bàn Thủ đô, trong đó có các sinh viên tình nguyệncủa Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tuyển sinh và những câu chuyện xoay quanh đề tài thi cử là một trong những nội dung "muôn thủa" mỗi độ hè về của giới truyền thông. Khắp các mặt báo, các chương trình phát thanh, truyền hình, … đâu đâu cũng dày đặc những thông tin về tuyển sinh, về kỳ thi đại học - cao đẳng,… Chúng tôi - những biên tập viên của Website Đại học Quốc gia Hà Nội cũng muốn góp thêm một vài thông tin về kỳ thi tuyển sinh đại học đợt 1 năm 2005 này. Sau đây xin trích đăng một vài ý kiến của các sinh viên tình nguyện, phụ huynh và thí sinh mà chúng tôi có dịp gặp và trò chuyện ngay sau khi kết thúc buổi thi môn Toán sáng nay:
Những sinh viên tình nguyện có cảm nhận như thế nào khi khoác màu áo xanh tham gia “Tiếp sức mùa thi”?
• Nguyễn Tuấn Hùng (Uỷ viên Ban chấp hành Đoàn TNCS HCM Khoa Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội):
![]() |
Nguyễn Tuấn Hùng |
Là một SV năm thứ 3 tôi đã tham gia phong trào tình nguyện đặc biệt là hoạt động “Tiếp sức mùa thi” ngay từ khi mới bước chân vào giảng đường Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là một hoạt động có ý nghĩa cổ vũ rất lớn đối với thí sinh và gia đình các em, hơn nữa cũng là cơ hội để sinh viên thể hiện lòng nhiệt tình và sự quan tâm giúp đỡ cộng đồng. Năm nay, 10 tình nguyện viên của Khoa Kinh tế hầu hết là sinh viên năm thứ 2, thứ 3. Chúng tôi tình nguyện với tinh thần hăng say và nghiêm túc. Sáng 29/6/2005, sau lễ ra quân, cả đội có mặt tại bến xe Nam Thăng Long để hỗ trợ các thí sinh ngoại tỉnh về dự thi. Chúng tôi đã tư vấn giúp họ về phương tiện đi lại, chỗ trọ, địa điểm thi và các thủ tục cần thiết. Hầu hết các thành viên đều thực hiện rất hiệu quả. Từ ngày 03/7/2005, đội "Tiếp sức mùa thi Khoa Kinh tế" tập trung về khu giảng đường G2 của ĐHQGHN để hỗ trợ công tác làm thủ tục nhập trường thi. Sáng ngày 04/7/2005, mọi công tác hỗ trợ kỳ thi đều diễn ra suôn sẻ và được Ban chỉ đạo tuyển sinh đánh giá cao. Khó khăn mà chúng tôi gặp phải năm nay là lực lượng mỏng nhưng phải trải trên một không gian rộng hơn, đối tượng phong phú hơn( không chỉ có những thí sinh dự thi vào ĐHQGHN mà còn nhiều trường khác như ĐH Mỏ - Địa chất, ĐH Thương Mại,…). Tuy vậy, bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ ĐHQGHN, chúng tôi cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ. Điều khiến chúng tôi vui nhất đó là mọi người đã nhận thức ngày càng đúng đắn về vai trò và ý nghĩa của sinh viên tình nguyện. Năm nay, tại các địa điểm có sinh viên tình nguyện phục vụ không còn diễn ra cảnh xô đẩy, chen lấn như mọi năm. Các bậc phụ huynh rất vui vẻ khi được hướng dẫn xếp xe và đứng chờ thí sinh đúng nơi quy định. Thành công đó sẽ là món quà ý nghĩa để cổ vũ chúng tôi thực hiện tốt công việc của mình trong những buổi tiếp theo và cả đợt tiếp sức lần 2 bắt đầu từ ngày 06/7 tới.
• Đỗ Văn Phúc (K48 Sinh học – ĐH KHTN):
![]() |
Đỗ Văn Phúc |
Các bậc phụ huynh có cảm giác như thế nào khi đưa con em lên thành phố dự thi ?
• Ông Nguyễn Trường Sơn (quê Thanh Hoá):
![]() |
Ông Nguyễn Trường Sơn |
• Bà Lê Thị Cúc (quê Hải Phòng), phụ huynh của thí sinh Phạm Minh Phương dự thi vào ngành Quản trị Du lịch Khách sạn (ngành 405) – ĐH Thương Mại:
![]() |
Bà Lê Thị Cúc |
• Ông Phạm Đình Uy (quê ở Ninh Bình), phụ huynh của thí sinh Phạm Tuấn Dũng dự thi vào khoa Điện tử viễn thông – Trường ĐH Công Nghệ, ĐHQGHN: Ảnh 5
![]() |
Ông Phạm Đình Uy |
Đề thi có quá khó đối với các thí sinh?
![]() |
Tạ Anh Kiên |
Quả thực em rất hồi hộp khi bước vào phòng thi bởi đây là lần đầu tiên được tham dự một kỳ thi ĐH. Em phải chịu rất nhiều áp lực cả từ khách quan và chủ quan. Phải đến khi cầm đề thi Toán trong tay em mới lấy lại được bình tĩnh để làm bài. Đề bài có 5 câu và đều đi sát với chương trình sách giáo khoa mà chúng em được học. Một người học khá môn Toán, nắm chắc những công thức cơ bản đều làm được hơn một nửa. Những câu hỏi để thử trí thông minh và sáng tạo của học sinh được đan cài rất khéo vào từng phần, vì thế chúng em có thể tự do lựa chọn và thực hiện bài làm theo chiều giải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Em có cảm giác đề thi Toán này còn dễ làm hơn một số đề mà chúng em được ôn thi, hoặc được giải mẫu. Nhiều bạn không đi ôn ở trung tâm nào vẫn có thể hoàn thành bài thi của mình đúng thời gian 180 phút hoặc sớm hơn. Hoàn thành bài thi Toán ở khoảng 70 – 80 %, em hy vọng mình sẽ làm tốt hơn ở hai môn thi tiếp theo. Môn Vật Lý là môn mà đại đa số sĩ tử đi thi đều lo vì dễ bị nhầm.
• Thí sinh Công Nghĩa Khiêm ( quê Hà Nội) dự thi vào Khoa Toán – Tin - Trường ĐH KHTN, ĐHQGHN:
![]() |
Công Nghĩa Khiêm |
• Thí sinh Lê Thanh Thảo ( quê ở Quỳnh Phụ - Thái Bình) dự thi vào khoa Điện tử Viễn thông – Trường ĐH Công Nghệ, ĐHQGHN: Ảnh 8
![]() |
Lê Thanh Thảo (bìa trái) |