1. Họ và tên: Hoàng Văn Hiệp 2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 04/12/1991 4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2556/QĐ-ĐHKHTN ngày 26/7/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm và nguồn gốc của nguồn địa nhiệt Mỹ Lâm, tỉnh Tuyên Quang
8. Chuyên ngành: Thạch học khoáng vật và Địa hóa
9. Mã số: 9440201.02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Tích; PGS.TS. Nguyễn Văn Phổ
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án xác lập mô hình bồn địa nhiệt đi với cấu trúc địa chất - hệ địa hóa đặc trưng theo nhiệt độ của dung dịch nhiệt khu vực nghiên cứu theo cách tiếp cận mới với hai yếu tố chính địa chất cấu trúc và địa hoá, được gọi là mô hình 2G (Geology - Geochemistry).
- Lần đầu tiên tính toán về nhiệt độ của nguồn địa nhiệt tại bồn chứa dưới sâu khu vực này dựa theo các phương pháp địa nhiệt kế khác nhau. Theo đó, nhiệt độ trung bình bồn chứa địa nhiệt Mỹ Lâm là 208oC.
- Xác lập được nguồn gốc của dung dịch nhiệt tại khu vực nghiên cứu có nguồn gốc khí tượng, chúng được nung nóng từ hoạt động của các đá magma và biến chất trẻ trong Kainozoi.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: các kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở giúp cho địa phương có thêm phương án khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt theo cả hai góc độ: nước khoáng và nước nóng (năng lượng), đặc biệt là năng lượng dưới sâu có thể sử dụng để phát điện.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu quy luật xuất lộ, biểu hiện và đánh giá tiềm năng các nguồn địa nhiệt triển vọng trong phạm vi Đới đứt gãy sâu Sông Hồng.
- Xây dựng mô hình đánh giá tiềm năng các nguồn địa nhiệt theo các chỉ thị địa hóa, đồng vị áp dụng cho khu vực và toàn lãnh thổ Việt Nam.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
Hoàng Văn Hiệp, Trần Trọng Thắng, Đặng Mai, Vũ Văn Tích, Nguyễn Đình Nguyên, Phạm Xuân Ánh, Nguyễn Thị Oanh, Vũ Việt Đức (2016), “Đặc điểm địa hóa và nguồn gốc dung dịch địa nhiệt Mỹ Lâm, Tuyên Quang”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Các khoa học trái đất và môi trường, Vol. 32, No. 2S, trang 81-95.
Trần Trọng Thắng, Vũ Văn Tích, Đặng Mai, Hoàng Văn Hiệp, Phạm Hùng Thanh, Phạm Xuân Ánh (2016), “Một số kết quả đánh giá tiềm năng năng lượng của các nguồn địa nhiệt triển vọng ở vùng trung du và miền núi phía Bắc”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Các khoa học trái đất và môi trường, Vol. 32, No. 2S, trang 225-235.
V V Tich, T T Thang, N V Vuong, D X Thanh, H V Hiep, P H Thanh, P X Anh, V V Duc, N H Giang, N T Oanh (2019), “Active Tectonic Controls on Hydrothermal Flow in the Northern Part of Vietnam: Implications for The Geothermal Exploration at Uva geothermal reservoir in Dien Bien Phu Basin”, IOP Conf. Ser.: Earth Environ. Sci. 249 012027.
Van Hiep Hoang, Van Tich Vu, Trong Thang Tran, Xuan Anh Pham, Thanh Tung Phan (2019), “Geothermal renewable energy in Vietnam: A current status overview and proposing solutions for development”, Proceeding of the 1st International Conference on Economics, Development and Sustainability (EDESUS Proceeding 2019), https://doi.org/10.1007/978-3-030-81443-4_29. Online ISBN978-3-030-81443-4.
Hoang Van Hiep, Pham Xuan Anh, Phung Thi Nga (2019), “Tourism development based on exploiting and utilizing geothermal renewable energy in the Northern part of Vietnam”. Thanh Do University.
Tran Trong Thang, Vu Van Tich, Pham Xuan Anh, Hoang Van Hiep (2020), “Quynh Phu-Hung Ha Geothermal System in Red river Delta, Vietnam: Geothermal Potential and Conceptual Model”, Proceedings World Geothermal Congress 2020, Reykjavik, Iceland, link online: https://pangea.stanford.edu/ERE/db/WGC/papers/WGC/2020/11091.pdf.
Hoàng Văn Hiệp, Vũ Văn Tích, Trần Quốc Cường, Đoàn Văn Tuyến (2023), Quy trình tính toán và lắp đặt hệ thống điều hoà không khí tiết kiệm điện sử dụng bơm nhiệt đất, Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 3375 (số đơn 2-2021-00537) theo Quyết định cấp bằng số 70467/QĐ-SHTT ngày 20/9/2023.