Ngày 05/12/ 2011Giám đốc ĐHQGHN đã ký Quyết định số 3601/QĐ-ĐT về việc ban hành Chương trình đào tạo chuẩn ngành Bác sĩ Đa khoa
- Tên ngành đào tạo: Bác sĩ Đa khoa (Medical Doctor)
- Hệ đào tạo: Đại học
- Danh hiệu tốt nghiệp: Bác sĩ (Doctor of Medicine)
- Thời gian đào tạo: 6 năm
- Đơn vị đào tạo: Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Với mục tiêu đào tạo Bác sĩ đa khoa - Nhà khoa học có đủ y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở vững chắc, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về lâm sàng và cộng đồng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.0, có tầm nhìn và năng lực nghiên cứu khoa học, có khả năng tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học y học trong bảo vệ và chăm sức khỏe nhân dân.
Khung chương trình quy định sinh viên phải tích lũy 217 tín chỉ, cụ thể như sau (Chưa tính Giáo dục thể chất, Quốc phòng - An ninh, Kỹ năng mềm):
Trong đó:
+ Khối kiến thức chung: 32 tín chỉ
+ Khối kiến thức theo lĩnh vực: 34 tín chỉ
+ Khối kiến thức của khối ngành: 16 tín chỉ
+ Khối kiến thức nhóm ngành: 28 tín chỉ
Bắt buộc: 26 tín chỉ
Tự chọn: 2 tín chỉ
+ Khối kiến thức ngành: 96 tín chỉ
Bắt buộc: 87 tín chỉ
Tự chọn: 9 tín chỉ
+ Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp:11 tín chỉ
Thực tế tốt nghiệp: 2 tín chỉ
Khóa luận tốt nghiệp: 9 tín chỉ
Chương trình đào tạo cũng quy định về chuẩn kiến thức đầu ra như Khối kiến thức chung trong ĐHQGHN cùng Kiến thức chung theo lĩnh vực, Kiến thức chung của khối ngành, Kiến thức chung của nhóm ngành và ngành; Các chuẩn về kỹ năng nghề nghiệp (kỹ năng cứng), Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề, Kỹ năng nghiên cứu và khám phá, Kỹ năng tư duy theo hệ thống và rất nhiều các kỹ năng mềm khác...
Các vị trí công tác có thể dảm nhận sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ đa khoa có thể làm việc tại các bệnh viện, các cơ sở y tế, các cơ sở đào tạo y dược, các Viện nghiên cứu và các cơ quan Quản lý ngành khoa học sức khỏe, các tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ.
- Các cơ sở điều trị: bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị và quản lý tại các bệnh viện công lập và tư nhân.
- Các cơ sở đào tạo: giảng viên các trường đại học, cao đẳng và trung học y tế, cán bộ quản lý đào tạo.
- Các viện nghiên cứu: chuyên viên trong các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, y dược, y sinh, công nghệ y dược…
- Các cơ quan quản lý: chuyên viên các cơ quan quản lý y tế. Chuyên viên trong các tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ |