>>> Khung chương trình đào tạo ngành Dược học (Tải về)
Ngày 05/12/2011, Giám đốc ĐHQGHN đã ký Quyết định số 3602/QĐ-ĐT về việc ban hành chương trình đào tạo ngành Dược học.
- Tên ngành: Dược học (Pharmacy)
- Hệ đào tạo: Đại học
- Danh hiệu tốt nghiệp: Dược sĩ
- Thời gian đào tạo: 5 năm
- Đơn vị đào tạo: Khoa Y-Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội
Với mục tiêu đào tạo các Dược sĩ – nhà Khoa học, có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức về khoa học cơ bản, công nghệ cao và khoa học Dược vững chắc; có khả năng làm việc trong lĩnh vực Dược một cách chuyên nghiệp; có tầm nhìn và năng lực sáng tạo; có khả năng hội nhập tốt.
Khung chương trình quy định sinh viên phải tích lũy 175 tín chỉ (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Kỹ năng mềm)
Trong đó:
+ Khối kiến thức chung: 32 tín chỉ
+ Khối kiến thức theo lĩnh vực 34 tín chỉ
+ Khối kiến thức của khối ngành: 16 tín chỉ
+ Khối kiến thức chung của nhóm ngành: 26 tín chỉ
Bắt buộc: 24 tín chỉ
Tự chọn: 2/4 tín chỉ
+ Khối kiến thức ngành: 58 tín chỉ
- Các môn học chung: 42 tín chỉ
Bắt buộc: 40 tín chỉ
Tự chọn: 2/6 tín chỉ
- Các môn định hướng chuyên ngành: 16 tín chỉ
Bắt buộc: 14 tín chỉ
Tự chọn: 2/6 tín chỉ
+ Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp: 9 tín chỉ
- Thực tập: 2 tín chỉ
- Tốt nghiệp: 7 tín chỉ
Chương trình đào tạo cũng quy định về chuẩn kiến thức đầu ra như Khối kiến thức chung trong ĐHQGHN cùng Kiến thức chung theo lĩnh vực, Kiến thức chung của khối ngành, Kiến thức chung của nhóm ngành và ngành; Các chuẩn về kỹ năng nghề nghiệp (kỹ năng cứng); Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề; Kỹ năng nghiên cứu và sáng tạo trị thức; Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn và rất nhiều các kỹ năng mềm khác...
Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp chương trình có thể thích ứng và hoàn thành các công việc dưới đây với tinh thần chủ động, khoa học và sáng tạo:
- Làm cán bộ quản lý, kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất – kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm liên quan.
- Làm công tác kiểm nghiệm – đánh giá chất lượng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng tại các viện và các cơ sở kiểm nghiệm.
- Cán bộ quản lý, chuyên gia về chăm sóc dược tại các bệnh viện, các khoa dược/sinh hóa của các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh khác.
- Cán bộ Dược tại các cơ sở truyền thông, các cơ sở cung cấp dịch vụ sức khỏe và các cơ sở khác.
- Làm cán bộ giảng dạy/nghiên cứu tại các trường đào tạo Y, Dược, Thực phẩm, Mỹ phẩm và các khoa học liên quan đến sự sống khác.
- Làm cán bộ nghiên cứu trong các tổ chức nghiên cứu về Dược, Thực phẩm và Mỹ phẩm và các lĩnh vực có liên quan.
- Làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về Dược, Thực phẩm và Mỹ phẩm ở các cơ quan địa phương và trung ương. |