TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 14:32:32 Ngày 30/10/2020 GMT+7
Thông tin về LATS của NCS Nguyễn Thị Mị Dung
Tên đề tài: Áp dụng phương pháp dự án vào việc giảng dạy tiếng Pháp marketing tại trường Đại học Thương mại

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Mị Dung                                  2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 16/02/1977                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2239/QĐ-ĐHNN, ngày 12 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian bảo vệ luận án từ  tháng 11 năm 2019  đến tháng 11 năm 2020                

7. Tên đề tài luận án:

“La pédagogie du projet appliquée à l’enseignement/apprentissage du français du marketing à l’Université Thuongmai » (« Áp dụng phương pháp dự án vào việc giảng dạy tiếng Pháp marketing tại trường Đại học Thương mại »)

8. Chuyên ngành: LL & PP giảng dạy tiếng Pháp                        9. Mã số: 9140233.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Vân Dung

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Kết quả nghiên cứu cho thấy dự án Khởi nghiệp lần đầu tiên áp dụng ở đại học Thương mại đã có tác động tích cực đối với việc dạy và học tiếng Pháp marketing: không chỉ cải thiện kiến thức, kĩ năng ngôn ngữ, động cơ học tập mà còn góp phần phát triển một số kĩ năng và thái độ tích cực cần thiết cho sinh viên khi đi làm.

Nghiên cứu áp dụng dự án Khởi nghiệp có 4 yếu tố đặc trưng: (1) Giảng dạy gắn liền với thực tế xã hội và yêu cầu của thị trường lao động, (2) Dạy học là tạo hứng thú cho sinh viên, (3) Dạy tiếng Pháp thương mại là phải phối hợp với giáo viên chuyên ngành và chuyên gia đến từ các công ty, (4) Giảng dạy gắn liền với nghiên cứu. Đây không phải là các yếu tố hoàn toàn mới nhưng sự kết hợp các yếu tố này trong cùng một nghiên cứu chính là điểm mới của đề tài về phương pháp dạy học tiếng Pháp chuyên ngành.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 

Đề tài có khả năng ứng dụng vào các chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, học phần marketing của các trường đại học kinh tế tại Việt Nam

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu mở rộng đề tài áp dụng dự án Khởi nghiệp không chỉ vào học phần tiếng Pháp marketing mà còn gộp cùng học phần tiếng Pháp quản trị.

- Nghiên cứu áp dụng dự án Khởi nghiệp hợp tác cùng các giáo viên tiếng Pháp khác của trường Đại học Thương mại và một số trường đại học khác để có dữ liệu so sánh và  tăng số lượng mẫu nghiên cứu.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Nguyễn Thị Mị Dung (2017), “Giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành ở trường Đại học Thương mại”, Tạp chí Khoa học ngoại ngữ Quân sự, tr.44-49.

Nguyễn Thị Mị Dung (2018), “Yêu cầu mới đối với việc giảng dạy tiếng Pháp marketing”, Kỷ yếu Hội thảo tiếng Pháp Châu Á Thái Bình Dương “ Giảng dạy và đào tạo tiếng Pháp trong bối cảnh đa ngôn ngữ”, NXB Đại học Quốc Gia, tr.274-280

Nguyễn Thị Mị Dung (2019), “Giảng dạy tiếng Pháp marketing thông qua dự án khởi nghiệp- Chiến lược giúp sinh viên thích nghi với thị trường lao động”, Kỷ yếu Hội thảo tiếng Pháp Châu Á Thái Bình Dương “ Giảng dạy và đào tạo tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp: so sánh các quan điểm”, NXB Đại học Quốc Gia, tr. 386-399

 Ngô Phương Thanh
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ