GS. Trần Quốc Vượng sinh ngày 12/12/1934 và lớn lên tại Kinh Môn, Hải Dương. Ông định cư ở Hà Nội năm 1954, năm 1956 tốt nghiệp thủ khoa cử nhân Sử - Địa trường Đại học Văn khoa Hà Nội, được giữ lại làm cán bộ giảng dạy Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (ĐHTH Hà Nội).
Năm 1980, ông được phong hàm giáo sư. Ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ: Chủ nhiệm Bộ môn Cổ sử Việt Nam Trường ĐHTH Hà Nội, Chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học - Khoa Lịch sử trường ĐHTH Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Liên văn hoá - lịch sử, Trưởng ngành Du lịch - ĐHKHXH&NV, Chủ nhiệm Bộ môn Văn hoá học Đại học Đại cương, Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN. Đồng thời, từ năm 1989 ông đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Chủ nhiệm CLB Văn hoá ẩm thực Việt Nam, Phó chủ nhiệm CLB Nghề truyền thống Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội từ năm 1976. GS. Trần Quốc Vượng còn là Chủ tịch đầu tiên của Hội Sử học Hà Nội.
![]() |
GS. Trần Quốc Vượng (người đầu tiên bên trái) trong ngày hội khoa Sử đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2000. Ảnh: Bùi Tuấn |
Qua website của Đại học Quốc gia Hà Nội, tất cả chúng tôi - những đồng nghiệp, những thế hệ học trò xin gửi tới gia đình GS .Trần Quốc Vượng lời chia buồn sâu sắc nhất. |
![]() |
GS. Trần Quốc Vượng - Ảnh: Bùi Tuấn |
GS. Trần Quốc Vượng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhì và nhiều Huy chương cao quý khác. Ông cũng đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Giáo dục & Đào tạo và một số danh hiệu nước ngoài (Anh, Mỹ, Nhật).
![]() |
GS. Trần Quốc Vượng và PGS. Phạm Xuân Hằng - Hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV ngày khai giảng năm học mới tháng 9/2004. Ảnh: B.T |
Tiếp thu được tinh hoa trong nghiên cứu và giảng dạy của các thầy Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, trong gần nửa thế kỷ qua, GS. Trần Quốc Vượng đã tìm được cho mình phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận khoa học. Mỗi trang viết ông đều có những tìm tòi, phát hiện bộc lộ nét tài hoa. Những phát hiện, những lý giải này buộc người đọc phái suy ngẫm. Có thể coi đó là những đóng góp quý báu của của GS. Trần Quốc Vượng, xứng đáng được dân gian tôn vinh là một trong tứ trụ của ngôi nhà sử học Việt Nam: Lâm - Lê - Tấn - Vượng. Đó là: Đinh Xuân Lâm (Sử) Phan Huy Lê (Sử), Hà Văn Tấn (Khảo cổ học), Trần Quốc Vượng (Sử).
GS. Trần Quốc Vượng ra đi đã