Ông là GS.TS Nguyễn Quang Riệu - Giám đốc nghiên cứu danh dự của Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS, nơi đã từng có gần hai chục nhà khoa học được nhận giải thưởng Nobel) - là một chuyên gia gốc Việt đã có trên 50 năm làm việc tại Pháp. Ông là người luôn hướng về quê hương, thường xuyên về nước cùng với các nhà thiên văn học quốc tế để mở Hội thảo, giảng bài, trao học bổng, nói chuyện khoa học… Đặc biệt ông đã dành rất nhiều tâm trí để xuất bản tại Việt
![]() |
GS. Nguyễn Quang Riệu (trái) với các đồng nghiệp tại ĐHQG Hà Nội. |
Cố GS.VS Nguyễn Văn Đạo trước khi vội vã đi xa sau một tai nạn giao thông rất thương tâm đã kịp viết những lời giới thiệu sâu sắc và đầy tình cảm cho cuốn Vũ trụ huyền diệu. Ông viết: Trong cuốn sách này, Vũ trụ bao la hàm chứa biết bao điều bí ẩn, kỳ thú đã được trình bày một cách dễ hiểu, hấp dẫn qua ngòi bút tài hoa của nhà thiên văn học nổi tiếng gốc Việt… Có thể nói vắn tắt về ông như một nhà khoa học uyên bác, đồng thời là một con người luôn luôn sống, nghĩ về mọi người, luôn luôn gần gũi với người dân, gắn bó với quê hương dất nước, “luôn luôn giữ gìn được cốt cách phương Đông và ý thức dân tộc” như người dân quê Hải Phòng của ông đã nhận xét rất chính xác.
Tôi quen biết GS. Riệu đã lâu và gần đây có dịp đến thăm gia đình ông tại
Bí quyết viết sách phổ biến khoa học mà tôi chiêm nghiệm từ các tác phẩm của GS. Nguyễn Quang Riệu là Ai đọc cũng có thể hiểu nhưng ai đọc cũng thấy nhiều điều mới lạ và bổ ích. Đấy là chuyện thật khó , nhất là với các thiên hà xa xôi như chuyên môn của ông hoặc với các sinh vật không nhìn thấy như chuyên môn của tôi. Tôi viết sách phổ biến khoa học luôn lấy sách của ông làm mẫu và cố gắng học hỏi ông. Thật vậy, những chuyện ông viết đâu dễ gì diễn đạt cho những người bình thường hiểu được. Nào là, Những ngôi sao nhân tạo, Đồng hồ nguyên tử, Plasma và năng lượng hạt nhân, Phản ứng nhiệt hạch, Bức xạ vô tuyến trong vũ trụ, Nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ, Khám phá bầu trời trên bước sóng vi ba, Tàn dư những vụ sao nổ, Tín hiệu vô tuyến của những thiên hà xa xôi, Ước mơ tới Cung trăng, Ngân hà - một phòng thí nghiệm phong phú, Bức xạ maser, Nhà thiên văn kiêm hiệp sĩ nếm rượu vang, Thiên nga ngắc ngoải, Phượng hoàng tái sinh, Đo đạc khoảng cách vũ trụ, Hải đăng trong vũ trụ, Thử nghiệm Thuyết tương đối, Tôn giáo và khoa học… Toàn những chuyện hấp dẫn nhưng thật khó diễn giải. Tác giả đã rất có lý khi dành hẳn 7 trang cuối cách để giải đáp các thuật ngữ khoa học, từ các thuật ngữ thông thường nhưng thường hiểu thiếu chính xác như Phân tử, Ngân hà, Thiên hà, Thiên thạch, ozone, Đồng vị, Big Bang, Hiệu ứng nhà kính, Sóng vi ba, Sao chổi…đến những thuật ngữ rất xa lạ như Vạch phổ 21 cm, Thấu kính hấp dẫn, Plasma, Quasar, Maser, GPS, Dây vũ trụ, Lỗ đen, Sao lùn trắng, Sao nơtron, Phản vật chất, Ngôi sao laser, Nghịch lý Fermi, Bức xạ phông vũ trụ, Bức xạ synchrotron…Ai đọc đến từ ngữ nào khó hiểu chỉ cần mở phần Chú giải thuật ngữ để xem trước khi đọc tiếp các phần khác.
Chỉ qua 186 trang sách mà mỗi chúng ta dù ở bất kỳ cương vị nào, nghề nghiệp gì, trình độ cao hay thấp đều có thể tiếp nhận được những hiểu biết vừa sâu sắc, vừa mới mẻ lại vừa dễ hiểu. Chúng ta có thể tự giải đáp cho mình, giải đáp cho con cháu biết bao thắc mắc khi nhìn lên bầu trời đêm xa xăm và đầy bí hiểm. Chúng ta sẽ thấy hào hứng thêm biết bao về một ngành khoa học luôn luôn mới mẻ và đầy lý thú - Thiên văn học.