Khoa học và Công nghệ
Trang chủ   >  Tin tức  >   Khoa học và Công nghệ  >  
Hội thảo "Duy trì và nâng cao chất lượng không khí ở Việt Nam"
Ngày 30/5/3008, Trường ĐHKHTN phối hợp với Cục Bảo vệ Môi trường, Chương trình Không khí sạch Việt Nam - Thụy Sỹ (SVCAP) và Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam tổ chức Hội thảo "Duy trì và nâng cao chất lượng không khí ở Việt Nam".

Đây là lần thứ hai hội thảo được tổ chức tại Trường ĐHKHTN kể từ ngày 24-25/3/2004, dưới sự tài trợ của Dự án nâng cao chất lượng không khí tại các nước đang phát triển ở Châu Á (Airpet) và Chương trình không khí sạch Việt Nam - Thụy Điển (SVCAP).

 

Tham dự hội thảo có TS. Hoàng Dương Tùng - Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Thông tin môi trường (Cục Bảo vệ Môi trường), ông Michael Baechlin - Cố vấn trưởng Chương trình SVCAP, TS. Nguyễn Thị Kim Oanh - điều phối viên Dự án Airpet,Phan Quỳnh Như - Phó giám đốc Dự án Chương trình Không khí sạch Việt Nam. Về phía Trường ĐHKHTN có PGS.TS Bùi Duy Cam - Hiệu trưởng, cùng lãnh đạo Khoa Môi trường và nhiều học viên và sinh viên có quan tâm đến chương trình này.

 

 Hội thảo được tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và hiệu quả của các hoạt động duy trì, cải thiện chất lượng không khí ở Việt Nam trong thời gian qua; chia sẻ tài liệu nghiên cứu, tiến tới thiết lập cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam; xác định những vấn đề cấp bách, những rào cản và giải pháp khắc phục nhằm duy trì và nâng cao chất lượng môi trường không khí; góp phần chuyển giao, cung cấp thông tin về hiện trạng chất lượng không khí đến các đối tượng theo nhu cầu ngày một tăng.

 

Tại phiên toàn thể, hội nghị đã được nghe các báo cáo: “Hoạt động, kết quả nghiên cứu và phương pháp hoạt động của mạng lưới nghiên cứu nâng cao chất lượng không khí ở các nước đang phát triển Châu Á” do TS. Nguyễn Thị Kim Oanh trình bày, “Hiện trạng chất lượng môi trường không khí Việt Nam”, TS. Hoàng Dương Tùng, “Tổng quan về dự án nâng cao chất lượng không khí ở Việt Nam, giai đoạn II”, PGS.TS Hoàng Xuân Cơ... Trên cơ sở phân tích thực trạng môi trường không khí ở Việt Nam, các đại biểu đã đề xuất nhiều hướng nghiên cứu chi tiết như định hướng quản lý tổng hợp chất lượng không khí ở các làng nghề sản xuất, xây dựng các bản đồ môi trường chuyên đề trên cơ sở ứng dụng công cụ GIS và mô hình toán học, nhận dạng và tính toán mức độ ảnh hưởng của từng loại nguồn bụi thông qua các mô hình nơi tiếp nhận.... 

 Vũ Lê - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :