Tọa đàm chia làm 3 phiên thảo luận theo các chủ đề chính: những vấn đề về lịch sử và tư tưởng cận đại; những vấn đề ngôn ngữ và văn học cận đại và những vấn đề khác.
Tại phiên thứ nhất, các đại biểu đã thảo luận các nội dung cụ thể về: những vấn đề cốt lõi trong lịch sử cận đại Việt Nam, các trào lưu tư tưởng Việt Nam thời cận đại; nhận thức về thế giới và vị thế của Việt Nam qua một số trước tác của Nguyễn Trường Tộ, sự gặp gỡ giữa Đông học (Dong-hak) và Cơ đốc giáo...
Tại phiên thứ hai, các báo cáo tập trung làm sáng tỏ: phương pháp cơ bản nghiên cứu so sánh từ Hán Hàn với từ Hán Việt; sự phát triển của tiếng Việt giai đoạn cận đại; quá trình hình thành của khái niệm văn học cận đại Hàn Quốc; giao thoa Đông-Tây và sự chuyển đổi hệ hình văn học...
Tại phiên thứ ba, các nội dung thảo luận chính là: khảo sát tiểu thuyết lấy tư liệu từ cuộc tham chiến tại Việt Nam của người Hàn Quốc; nguồn gốc và đặc trưng của nghi thức “người mù tụng kinh” trong tín ngưỡng dân gian Hàn Quốc...
Tọa đàm là một hoạt động hợp tác có ý nghĩa trong cố gắng xác định hướng nghiên cứu chung giữa hai trường đại học thông qua hiện thực nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn tại Hàn Quốc và Việt Nam.
|