I. Công tác giáo trình
Hiện Trường đã bảo đảm 100% các môn học đều có bài giảng, giáo trình phục vụ cho việc dạy và học. Riêng đối với mã ngành mới mở (tiếng ả Rập và tiếng Đức & Nhật hệ sư phạm), trường cũng đã hoàn thành nghiệm thu chương trình chi tiết, mua các giáo trình nước ngoài biên soạn và đang tiến hành ký các hợp đồng biên soạn giáo trình cụ thể phù hợp hơn với thực tế người học Việt Nam theo tiến độ đào tạo.
- Các giáo trình được lựa chọn sử dụng là các giáo trình tiên tiến nhất của nước ngoài và các giáo trình biên soạn cũng là giáo trình đảm bảo tính cập nhật cũng như tính hiệu quả sử dụng cao nhất cho người Việt Nam.
- Trường rất chú trọng sử dụng nguồn ngân sách và quỹ phúc lợi để mua các tài liệu tham khảo bằng nhiều phương thức thông qua Tổng công ty sách ngoại văn, đặt mua qua mạng và thông qua các cá nhân đi công tác, học tập ở nước ngoài. Trong năm học 2003-2004 trường đã mua bổ sung cho các khoa đào tạo số lượng gần 1.000 đầu sách chuyên ngành với tổng số tiền gần 300.000.000đ. Hiện trường đang ký hợp đồng cho các khoa lựa chọn mua bổ sung sách các thứ tiếng với tổng số đầu sách gần 400 đầu sách với kinh phí được duyệt 200.000.000đ.
- Do tầm quan trọng đặc biệt của khâu ngữ liệu nên trường đã chú trọng đến việc xây dựng thư viện cho từng khoa theo thứ tiếng riêng và hàng năm có lập các dự trù để mua hoặc photo các tài liệu thực sự quý và cần thiết cho sinh viên, giáo viên thông qua các tủ sách cá nhân giáo viên trong khoa có.
- Do tính đặc thù là một trường ngoại ngữ nên trường luôn đặt nhiệm vụ phải biên soạn và chỉnh sửa giáo trình cho cập nhật với sự phát triển của thực tế xã hội. Trước đây trường gặp khó khăn do sức ỳ của các tổ bộ môn không dám mạnh dạn thay đổi giáo trình cũ của các thầy. Nhưng từ khi trở thành thành viên của ĐHQGHN, ĐHNN đã có bước tiến đột phá trong khâu đổi mới biên soạn giáo trình và xây dựng kho tài liệu tham khảo của tất cả các thứ tiếng.
|
Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa trao Huân chương Lao động cho PGS.TS Trần Hữu Luyến - Phó hiệu trưởng trường ĐHNN |
- Giai đoạn hiện nay trường tập trung và o việc nâng cấp các giáo trình đang được sử dụng trong giảng dạy để tiến hành nghiệm thu, in và xuất bản cấp ĐHQG nhằm nâng cao uy tín chuyên môn của nhà trường cả ở trong nước và quốc tế. Trong các năm từ 2003 đến 2005, trường đã xuất bản được 28 cuốn sách giáo trình cấp ĐHQG và đã ký hợp đồng nâng cấp viết giáo trình với 10 tác giả để nghiệm thu vào cuối năm 2005. Các ấn phẩm chuyên ngành được đã tạo được uy tín trong sinh viên, giáo viên và các chuyên gia. Đặc biệt có một số sách được phía nước ngoài đánh giá cao. Tác giả các cuốn sách đó đã được mời đi dạy ở nước ngoài.
- Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng đào tạo, ĐHNN đã mở thí điểm dự án đà o tạo chất lượng cao và tập trung vào khâu biên soạn giáo trình cho hệ đào tạo các thứ tiếng đã có truyền thống lâu năm như: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung và tiếng Pháp... Giáo trình và tài liệu tham khảo của các thứ tiếng này sẽ là cơ sở để triển khai đại trà sau này.
- Trường đang tiến hà nh xây dựng chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ và chuyên ngành cho hệ tiếng Pháp hiện đại dựa trên cơ sở các chương trình nước ngoài và sẽ tiến hành giảng dạy kết hợp với giáo viên nước ngoài của các trường liên kết đào tạo nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng khu vực và quốc tế.
II. Công tác xây dựng chuẩn quốc tế
Công việc xác định chuẩn quốc tế kỹ năng ngôn ngữ cho việc đào tạo các cử nhân ngoại ngữ có tầm quan trong đặc biệt trong tì nh hình hội nhập chung của toàn cầu. Chỉ có xác định được chuẩn kỹ năng cho hệ cử nhân ngoại ngữ mới có thể tiến hành xây dựng chương trình đào tạo cử nhân phù hợp, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho các đơn vị đào tạo chủ động lựa chọn hay biên soạn giáo trình cần thiết. Việc xác định chuẩn quốc tế mở đường cho đổi mới giảng dạy và chất lượng đào tạo bảo đảm khả năng hội nhập quốc tế của các cử nhân ngoại ngữ. Trường ĐHNN bắt đầu từ năm học 2001 đã vạch ra một lộ trình xây dựng chuẩn đánh giá kỹ năng ngôn ngữ cho các hệ đào tạo cử nhân ngoại ngữ. Việc xây dựng chuẩn kỹ năng ngoại ngữ hoàn toàn dựa vào các chuẩn quy định của thế giới
(hiện không có chuẩn ngoại ngữ khu vực). Khoa NN&VH Anh đã đi đầu trong việc sưu tầm và khảo sát thực tế để đề nghị trường việc xác định chuẩn chung ngay từ năm học 2001-2002.
Trên cơ sở mức chuẩn thế giới cụ thể trên, trường đã giao cho các khoa đào tạo khảo sát thực tế việc đào tạo của mình để xây dựng Lộ trình xác định chuẩn kỹ năng ngôn ngữ và phương pháp kiểm tra xác định chuẩn đề ra theo quy trình quốc tế. Lộ trình xác định chuẩn và kiểm tra đánh giá trình độ kiến thức được tiến hành theo các khâu đồng bộ như sau:
1. Xác định lại nội dung chương trình đà o tạo và lựa chọn giáo trình phù hợp để tổ chức đào tạo.
2. Tiến hành đ ổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đạt chuẩn kỹ năng hướng tới.
3. Xây dựng các khâu trong kiểm tra đánh giá các mức kỹ năng gần với khuôn mẫu của quốc tế để đánh giá các chuẩn đào tạo phải đạt được.
4. Xây dựng nguồn học liệu: giáo trình, tài liệu tham khảo và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy.
5. Xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng quy trình đà o tạo mới thông qua Dự án quy hoạch cán bộ.
Việc xác định chuẩn được phổ biến rộng rãi sâu rộng đến từng giáo viên của các năm nhằm mục đích để cả người dạy và người học ở từng năm xác định chuẩn kỹ năng ngôn ngữ cần phải đạt được để trên cơ sở đó lựa chọn, biê n soạn giáo trình và xây dựng tài liệu tham khảo cho phù hợp với từng năm học.
Việc xác định chuẩn vào thời điểm hiện nay đã trở thành cơ sở cho triển khai công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường trang thiết bị hỗ trợ dạy và học, sử dụng khai thác thành tựu của khoa học công nghệ thông tin nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và quá trình tự đào tạo.
Hiện nay, Trường ĐHNN đã tiến hành xong công tác thảo luận và xác định chuẩn quốc tế ở cấp khối và cấp khoa. Trường đã tiến hành một hội thảo cấp trường để trao đổi thống nhất cách xây dựng chuẩn quốc tế ở các đơn vị đào tạo trong toàn trường. Trong tháng 8/2005, trường đã kết hợp với Đại học Đà Nẵng tổ chức một hội thảo quốc gia về vấn đề xác định chuẩn quốc tế kỹ năng ngôn ngữ và phương pháp kiểm tra đánh giá các chuẩn kỹ năng ngôn ngữ đó.
Hiện Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh - Mỹ, Pháp và Đ ức đã làm rất tốt công tác xác định chuẩn kỹ năng ngôn ngữ này do có được nhiều tư liệu tham khảo và được sự giúp đỡ của các tổ chức văn hoá nước ngoài. Các kết quả thu được của 3 khoa trên đang được dịch ra tiếng Việt để các khoa khác tham khảo trong việc xây dựng chuẩn kỹ năng ngôn ngữ của đơn vị mình.
Việc nghiệm thu thành công 11 hợp đ ồng đổi mới phương pháp giảng day và việc ký tiếp 24 hợp đồng đổi mới phương pháp giảng dạy trong năm học 2004-2005 đã là cơ sở phản hồi tích cực cho việc các đơn vị đã triển khai tốt công tác bảo đảm chất lượng đào tạo cử nhân ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế đặt ra.
Việc xác định chuẩn kỹ năng ngôn ngữ đã được triển khai thí điểm thông qua Dự án đào tạo chất lượng cao. Trường đã hỗ trợ kinh phí cho các sinh viên năm cuối K35 hệ đào tạo chất lượng cao tham dự đánh giá của các hội đồng chấm thi nước ngoài về chuẩn xác định cho mục tiêu sẽ phải đạt được cho hệ cử nhân ngoại ngữ. Kết quả thu được của các ngành tiếng Nga, Anh và Trung cho thấy việc xác định chuẩn của các khoa là sát với mục tiêu phải phấn đấu đào tạo cho trường trong những năm tới.
ĐHNN sẽ phấn đấu đưa việc xác định chuẩn thành văn bản đào tạo để in và gửi tới mỗi sinh viên trong trường để cùng với giáo viên thực hiện công khai mục tiêu đào tạo và tạo cơ sở pháp lý cho việc chủ động của giáo viên lựa chọn tài liệu dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đạt được chuẩn quốc tế đặt ra./.
|