Tin tức
Trang chủ   >  Tin tức  >   Chân dung
Giảng viên Gen Z vừa là thầy, vừa là bạn đồng hành
Với nhiều thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phong trào thanh niên, học sinh - sinh viên, giảng viên trẻ Bùi Nhật Lệ - Trường Quốc tế, ĐHQGHN vừa vinh dự là 1 trong 32 gương mặt được tuyên dương “Nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu” năm 2024. Chị là tác giả chính của nhiều bài báo khoa học chuyên ngành uy tín; tham gia biên soạn sách, chương sách và tham gia tổ chức nhiều cuộc thi khởi nghiệp, học thuật dành cho sinh viên.  (18/03/2025)
Người đặt nền tảng cho nhiều dự án bảo mật
TS. Nguyễn Văn Sơn, giảng viên Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN, đã tạo tiền đề cho nhiều dự án bảo mật bằng công trình CodeJIT.  (06/02/2025)
Thế mạnh lớn nhất của tôi chính là sự lạc quan
“Nếu chưa có ai nhận làm, thì mình nhận - tôi thầm nghĩ như vậy khi quyết định trở thành trưởng nhóm nghiên cứu mạnh của nhà trường. Khi làm nghiên cứu, xác định thất bại sẽ nhiều hơn thành công. Bởi vậy, thế mạnh lớn nhất của tôi chính là sự lạc quan” - PGS.TS Phạm Thị Ngọc Mai (Trưởng Bộ môn Hóa học phân tích, Khoa Hóa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) chia sẻ về chặng đường gắn bó với khoa học. (04/02/2025)
Đóng góp một tiếng nói định vị bản sắc tộc người
Là một trong 9 nhà khoa học trẻ xuất sắc nhận Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ nhất năm 2024 - giải thưởng tôn vinh các nhà khoa học từ 35 tuổi trở xuống, hoạt động trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, TS. Lý Viết Trường – Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển nói: “Tôi tin rằng những nghiên cứu của mình chính là tiếng nói, là một đóng góp trong việc định vị bản sắc tộc người trong bối cảnh hội nhập hiện nay…”  (02/02/2025)
GS. Nguyễn Quang Hưng: Mang ánh xạ tri thức khoa học triết học vào thực tế
Tôi gặp GS. Nguyễn Quang Hưng tại khuôn viên của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Với dáng vẻ giản dị, Giáo sư chia sẻ về những năm tháng gắn bó với giảng đường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Ở đó có biết bao kỉ niệm về nghề giáo gắn với công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Triết học và Tôn giáo. (29/11/2024)
GS.TS Mai Văn Hưng: Kết nối tri thức sinh học với cuộc sống
Tân Giáo sư Mai Văn Hưng, một giảng viên - nhà khoa học uy tín trong ngành Sinh học đã để lại dấu ấn mạnh mẽ tại Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. Sinh viên ấn tượng với người Thầy có mái tóc bồng bềnh, đậm chất nghệ sĩ. (26/11/2024)
Từ giảng đường đến thực tiễn: GS.TS Lại Quốc Khánh và hành trình thắp sáng tư duy Chính trị học
GS.TS Lại Quốc Khánh - Uỷ viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, một nhà giáo, nhà khoa học trẻ có uy tín, luôn tâm huyết cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao quý. Nhìn lại chặng đường công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý của Thầy, có thể thấy Thầy đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng ngành Chính trị học hiện đại ở Việt Nam. (25/11/2024)
Nữ sinh Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN vinh dự được tặng hoa Tổng Bí thư Tô Lâm
Trong khuôn khổ chương trình “Gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc” diễn ra vào ngày 18/11/2024 vừa qua, Lê Huyền Trang, nữ sinh xuất sắc của Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN đã vinh dự đại diện cho học sinh, sinh viên cả nước tặng hoa Tổng Bí thư Tô Lâm. (21/11/2024)
Hành trình từ đổi mới sáng tạo đến doanh nghiệp khoa học công nghệ
TS. Bùi Thị Thanh Hương hiện là Phó Trưởng Ban Điều hành CLB Nhà khoa học ĐHQGHN, giảng viên, chuyên gia giáo dục bền vững của bộ môn Biến đổi khí hậu và khoa học bền vững, Trường Khoa học học liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN. Chị cũng là chuyên gia tư vấn chính sách cho một số bộ, ngành, tổ chức quốc tế (UNDP, UNESCO, WWF) về phát triển xanh, giáo dục tái tuần hoàn rác thải. Chị đã và đang đảm nhiệm vai trò cố vấn của 7 nhóm sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với nhiều giải thưởng về sáng tạo khởi nghiệp liên quan tái tuần hoàn rác thải thông minh, giáo dục cộng đồng vì một không gian sống xanh không rác thải. Chị cũng đồng hành cùng 6 nhóm học sinh phổ thông dành nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế về sáng tạo khoa học kỹ thuật. Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024, TS. Bùi Thị Thanh Hương – người được biết đến như một giảng viên truyền lửa cho sinh viên khởi nghiệp, sáng tạo vì cộng đồng đã có những chia sẻ về hành trình theo đuổi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của chị.  (19/11/2024)
Nhà khoa học trẻ ĐHQGHN nhận giải thưởng Khuê Văn Các năm 2024
TS. Lý Viết Trường, sinh năm 1994, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN vừa được Ban Bí thư Trung ương Đoàn quyết định trao Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 cho nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất. (13/11/2024)
Học sinh ĐHQGHN giành 4 Huy chương Olympic Tin học quốc tế 2024
Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, cả 4 học sinh của Đoàn Việt Nam đều giành huy chương tại kỳ thi Olympic Tin học quốc tế (IOI) 2024. Đoàn Việt Nam đứng trong nhóm 4 nước và vùng lãnh thổ đạt kết quả cao nhất theo bảng tổng sắp huy chương, sau các nước Mỹ, Nhật Bản và Ba Lan (theo kết quả công bố trên website của Ban Tổ chức IOI 2024, không xếp hạng đội tuyển IOI Nga, Isarel). (06/09/2024)
[Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ]
Võ Nguyên Giáp, cựu sinh viên Trường Luật - Đại học Đông Dương
Thời gian đã lùi xa, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu mãi mãi là một mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Cổng thông tin điện tử ĐHQGHN trân trọng giới thiệu lại bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng tư lệnh Quân đội, trực tiếp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Bài viết đã được in trong cuốn 100 CHÂN DUNG MỘT THẾ KỶ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI được xuất bản năm 2006. (06/05/2024)
Đại học Quốc gia Hà Nội: Nơi ươm mầm và nâng cánh những ước mơ
GS.TS Phan Mạnh Hưởng (Đại học Nam Florida, Hoa Kỳ; Cựu sinh viên Khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) bày tỏ: Khó có thể tin được đã hơn 27 năm kể từ ngày tôi - chàng trai Thái Bình ngày ấy - khăn gói lên Hà Nội nhập học tại Ký túc xá Mễ Trì, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Hơn 4 năm gắn bó với ngôi trường thân yêu, biết bao kỷ niệm đẹp về thầy cô, những người luôn truyền lửa nhiệt huyết, đam mê, ươm mầm và nâng cánh ước mơ cho bao nhiêu thế hệ học trò. (26/12/2023)
GS. Đào Văn Tập - người đặt viên gạch đầu tiên cho nền khoa học kinh tế ở Việt Nam
GS. Đào Văn Tập là một trong những người khai sinh ra Khoa Kinh tế Chính trị, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN. Ông là một trong số ít các nhà kinh tế học được Hội đồng Chính phủ phong học hàm Giáo sư đợt đầu tiên năm 1980.  (27/11/2023)
Tiến sĩ Phạm Hồng Công: Tiếp nối thành công của “Người thắp lửa”
Phạm Hồng Công, cái tên không còn xa lạ với giới khoa học quốc tế và Việt Nam, hiện đang là thực tập sinh sau tiến sĩ đồng thời cũng là giảng viên kiêm nhiệm tại Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Hiện nay, Phạm Hồng Công đã có hơn 30 bài báo được xuất bản trên các tạp chí quốc tế như ISI/Scopus. (29/06/2023)
Trường ĐH Công nghệ có Chủ tịch Hội đồng Trường và Hiệu trưởng mới
Ngày 17/5/2023, tại Hòa Lạc, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đã trao quyết định công nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng Trường cho GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và công nhận Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ với GS.TS Chử Đức Trình. (17/05/2023)
Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh - Nữ viện sĩ tâm huyết đưa Việt nam tiếp cận với thế giới
Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh, cựu sinh viên ngành hóa học, trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN là một trong 12 người được trao giải thưởng "phụ nữ xuất sắc trong lĩnh vực hoá học, kỹ thuật hoá học năm 2023". là giáo sư người việt đầu tiên tại đại học University College London (UCL) từ năm 2013, viện sĩ của 4 viện khoa học tại Vương quốc Anh, với nhiều giải thưởng khoa học danh giá, giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh luôn trăn trở với mong muốn đưa các nhà khoa học trẻ Việt Nam hội nhập không chỉ với các nhà khoa học trẻ thế giới mà còn với nền khoa học tiên tiến trên toàn cầu. (02/05/2023)
Tâm sự của một tấm gương học tập suốt đời
Dù đã gần 80 tuổi đời, nhưng hành trình tri thức của học viên Nguyễn Mạnh Trí chưa bao giờ dừng lại, bởi với ông, muốn phát triển bản thân, muốn đất nước giàu mạnh thì mỗi cá nhân cần phải học tập suốt đời. Ông là học viên đặc biệt của chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật hợp tác kinh tế và kinh doanh quốc tế, Trường ĐH Luật, ĐHQGHN. (16/12/2022)
Thầy Đỗ Đức Hiểu và chàng 'dị nhân' khoa Ngữ văn tiên phong mặc quần loe
Chàng sinh viên Văn khoa thuở ấy đã bị thầy kỷ luật vì “dám” diện chiếc quần loe thời thượng lên giảng đường. Nhưng cách anh ứng xử với thầy khiến bạn bè phải trân trọng và vị nể. (07/12/2022)
Cụ Phan Thị Khóa và Quỹ học bổng K-T đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục nước nhà
Sinh năm 1920, tại tỉnh Tuyên Quang, trong một gia đình nhà giáo nghèo, cụ Phan Thị Khoá lớn lên giữa hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, cực khổ - 8 tuổi đã phải xa nhà đi ở đợ. Khởi nghiệp kinh doanh khi mới 9 tuổi từ gánh hàng rong hoa quả, khoai sắn, đến năm 1931, bà Khóa chuyển sang bán rau rong, rồi khi đã tích cóp đủ vốn liếng, bà mở một quầy bán rau tại chợ và còn bán thêm một số mặt hàng tạp phẩm. Bằng chữ tín dành cho cả chủ hàng và khách hàng, quy mô buôn bán của bà Khóa ngày một mở rộng, ... (18/10/2022)
Trang :  1  |  2  |  3  |  4  |  5  |  6  |  7  |