Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn bày tỏ mong muốn ĐHQGHN và ĐH RMIT Việt Nam sẽ cùng thảo luận và thống nhất các hoạt động hợp tác cụ thể, hiện thực hóa bản thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Các lĩnh vực hợp tác mà hai đại học hướng tới gồm: nâng cao chất lượng đào tạo các ngành học thuật và lãnh đạo tại Việt Nam; thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu; trao đổi chuyên môn, chuyên gia nghiên cứu, nhân viên bộ phận nghiên cứu và quản lý hành chính khác; trao đổi người hướng dẫn nghiên cứu sinh và nghiên cứu sinh; thực hiện các buổi giảng và tổ chức các hội thảo học thuật; phát triển các hoạt động đào tạo số… Đồng quan điểm, Chủ tịch Peter Coloe cho rằng ĐHQGHN và ĐH RMIT Việt Nam trước mắt sẽ tập trung hợp tác đào tạo nghiên cứu sinh, với trọng tâm vào các ngành khoa học kỹ thuật; hợp tác triển khai các chương trình liên kết đào tạo; đồng tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, hội nghị… Ông cũng bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ, kết nối để các giáo sư, chuyên gia của ĐH RMIT đến ĐHQGHN giảng dạy, đồng nghiên cứu hoặc hướng dẫn nghiên cứu sinh, … Đại học RMIT Việt Nam được thành lập năm 2000, là chi nhánh tại châu Á của Đại học RMIT (đặt tại Melbourne, Australia). Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số (Centre of Digital Excellence - CODE) là sáng kiến của RMIT với mục tiêu xây dựng năng lực giáo dục cho Việt Nam. CODE sẽ là kênh hợp tác giữa Đại học RMIT, Chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam. ĐHQGHN đã hợp tác với ĐH RMIT Việt Nam từ năm 1994. RMIT Việt Nam đã hỗ trợ ĐHQGHN một số hoạt động như: Xây dựng Trung tâm Phát triển Hệ thống (1995), Trung tâm là đơn vị đầu tiên tổ chức các khóa đào tạo liên kết (thạc sĩ Kỹ thuật Hệ thống và thạc sĩ Chuyên ngành Kế toán); Thành lập Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo và Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (1995). | Các tin liên quan: ĐHQGHN và ĐH RMIT: hướng tới hợp tác trong nghiên cứu ứng dụng ĐHQGHN và RMIT Việt Nam: hợp tác trong ứng dụng công nghệ kỹ thuật số ĐHQGHN và RMIT Việt Nam kí kết hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu
|